Tin tổng hợp
Những năm trước đây tôi thường được xem những thước phim người dân Hà Nội tung hoa lên những đoàn quân Việt Minh ngày 10 tháng 10 năm Giáp Ngọ, và ngắm tấm ảnh nổi tiếng về người lính Việt đầu tiên, nhỏ bé mà kiêu hãnh, đi giữa hai sĩ quan Pháp to lớn, bước chân vào đất Hà thành qua cây cầu sắt.
Sau 9 năm (từ năm 1945) kháng chiến trường kỳ của quân dân ta, thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn thương lượng và ký hiệp định Giơnevơ ngày 20-7-1954, chấp nhận rút khỏi miền Bắc Việt Nam.
Đánh Buôn Ma Thuật quyết định rất sáng suốt của Đại tướng góp phần tạo nên thành công của toàn Chiến dịch Tây Nguyên (1975) và đẩy nhanh tốc độ tan rã của quân địch.
Thiếu tướng Lê Mã Lương kể về những quyết định quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Thủ đô trong dịp kỷ niệm 59 năm Ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội (10.10.1954 - 10.10.2013).
“Không phải chỉ có những người ra đi nhớ về Hà Nội, người ở lại cũng trông đợi từng ngày người ra đi mau chóng trở về. Chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 và Đại thắng ở Điện Biên Phủ đã mang lại cuộc trùng phùng lịch sử”.
Những ngày đầu Thủ đô giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại khu Đồn Thủy. Tuy bận trăm công nghìn việc, nhưng Bác vẫn dành cho Hà Nội sự quan tâm đặc biệt.
Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng lừng danh, là con người văn võ song toàn, danh nhân quân sự, danh nhân văn hóa. Ông còn là nhà sử học, và chính Ông đã trở thành một trong những người kiến tạo những trang sử vẻ vang nhất của Việt Nam và thế giới trong thế kỷ XX!
Ngày 4.10, khi thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, trong một căn nhà ở phố cảng Hải Phòng, người đàn ông tóc bạc trắng ngồi trầm tư, mắt ngấn lệ quay sang nói với vợ mình “anh mình đi rồi”.