Tin tổng hợp
“Tên Chút là không được. Người chú cao to, thông minh thế này sao lại tên là Chút? Từ nay Bác đặt tên chú là Đinh Văn Thắng, có nghĩa là thắng lợi hoàn toàn” - Trung tá cách mạng về hưu người Ba-na, ông Đinh Văn Thắng, tự hào nhớ lại.
Lê Duy Ứng sinh ra ở làng Cổ Hiền, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Truyền thống quê hương sớm khơi dậy trong Lê Duy Ứng tinh thần hiếu học. Thừa hưởng tài năng của người cha, một “Anh Bộ đội Cụ Hồ” thời chống Pháp và tính chịu thương, chịu khó của bà mẹ hay lam hay làm, ngay từ khi học lớp 1, Ứng đã bộc lộ khả năng vẽ tranh. Bức tranh đầu tiên Ứng nhận giải thưởng, được treo trưng bày tại phòng tranh của huyện nhà có tên “Xấu nên tránh, tốt nên theo”.
Thế kỷ XX đầy giông bão mà vĩ đại này đã sản sinh ra những con người vĩ đại. Có một con người mà tiểu sử giống như những trang huyền thoại lung linh ánh sáng, thu hút tình cảm ngưỡng mộ, kính yêu của hàng triệu, hàng triệu trái tim của nhân loại tiến bộ bằng cuộc sống hào hùng, hoạt động phong phú và sự nghiệp to lớn của mình. Có một con người mà với tài năng và đức độ đã trở thành một biểu tượng hoàn thiện tuyệt vời về cả sức mạnh chiến thắng lẫn lòng nhân ái mênh mông mà ngay cả kẻ thù cũng không thể không tỏ lòng khâm phục. Người đó ai cũng biết đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ kính yêu của chúng ta.
Với bất cứ mỗi con người Việt Nam, được gặp Bác Hồ kính yêu là niềm vinh dự, tự hào hơn tất cả.
"Suốt cuộc đời làm nghề mây tre đan, hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi là được đan ghế tặng Bác Hồ. Hiện nay, chiếc ghế tinh xảo vẫn đang được trưng bày trang trọng ở nhà sàn của Bác", nghệ nhân 70 tuổi Nguyễn Văn Minh tự hào về đôi tay tài hoa của mình.
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
Vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của nhân dân toàn thế giới (Bộ trưởng Cựu chiến binh An-giê-ri Mô-ha-mét Che-ríp Áp-ba)
Cô bé Đào Thị Minh Vân sinh đúng vào đêm 19/12/1946, khi tiếng súng Toàn quốc kháng chiến chống Pháp vừa nổ. Cha cô là Đào Phúc Lộc, một người dường như sinh ra là để làm công tác tình báo, phản gián. Từ năm 1939, căn nhà thuê ở hẻm Cô Ba Chìa, Hải Phòng, nơi chị em ông tá túc đã thành nơi nuôi giấu, trị bệnh cho đồng chí Tô Hiệu, đồng thời cũng là nơi bí mật gặp gỡ, hội họp bàn bạc kế hoạch của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Đông Dương. Tại đây, giữa năm 1939, Đào Phúc Lộc đã được đồng chí Tô Hiệu kết nạp vào Đảng. Năm đó, anh mới 16 tuổi.