Tin tổng hợp
30 năm ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã đặt chân tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng văn hóa của thế giới. Một hành trình dài và lâu kỷ lục, đem về cho dân tộc cẩm nang giải phóng đất nước và con người khỏi ách thực dân, phong kiến. Suốt hành trình đó, Người vừa đi vừa trải nghiệm, suy xét, tìm kiếm để rồi chuẩn bị cho cuộc trở về lịch sử. Ra đi đã khó nhưng trở về còn khó khăn, phức tạp hơn nhiều. Tuy nhiên Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua và trở về như một huyền thoại.
Sau cần lái máy bay, phi công Trần Văn Đông đã có gần 3000 giờ bay “cưỡi mây, vượt gió”. Mấy chục năm cầm lái, nhưng với ông hạnh phúc nhất là khoảng thời gian 3 năm lái chuyên cơ phục vụ Bác Hồ.
Có một Việt kiều Pháp từng theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ròng rã suốt 3 tháng trời để quay những thước phim tư liệu quý giá khi Người tới thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp năm 1946.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông Trần Hoàn không có hạnh phúc được sống và làm việc gần gũi với Hồ Chủ tịch, nhưng trong sáng tác âm nhạc, ông lại có những nhạc phẩm để đời viết về Bác: “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm”, “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, “Kể chuyện cây xanh bốn mùa”, “Thăm bến Nhà Rồng”...
Đến xã Quỳnh Thạch (Quỳnh Lưu), hỏi nhà thầy giáo Đậu Xuân Tiêu, từ em bé cho đến cụ già đều nhiệt tình dẫn đường, ai cũng nói “Nhà thầy Tiêu có thư viện sách và ảnh về Bác Hồ, cả xã ai cũng biết”.
Năm 1946, nhân dịp Bác Hồ sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau về nước, Tướng Trần Đại Nghĩa (khi đó có tên gọi là Phạm Quang Lễ) đã theo Bác về nước. Hành trang hồi hương của ông là hơn 1 tấn tài liệu về vũ khí mà ông sưu tập được trong hơn chục năm làm việc tại Pháp.
Với lòng ngưỡng mộ dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 năm qua, nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh (Tiên Du, Bắc Ninh) đã truyền thần thành công hàng trăm bức ảnh chân dung về Người bằng vỏ ốc trên nền đồng tinh xảo.
Mùa thu năm 1950, trong khi bộ đội, dân công đang dồn dập hành quân lên Cao Bằng mở chiến dịch Lê Hồng Phong giải phóng vùng biên giới Việt Trung, thì ngày 05/9/1950 ở thị xã Thái Nguyên - Thủ đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao đã mở phiên tòa đặc biệt, xét xử vụ án đặc biệt. Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng 02 Hội thẩm viên là ông Phạm Ngọc Hải, Giám đốc Tư pháp Liên khu Việt Bắc và ông Trần Tấn, Cục phó Cục Quân nhu, Thiếu tướng Trần Tử Bình ngồi ghế Công cáo ủy viên (Viện Kiểm sát bây giờ) và nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, chính quyền, quân đội, nhân dân địa phương đến dự.