Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, trên một số mạng xã hội xuất hiện bài viết của một số đối tượng xấu, với âm mưu thâm độc được ngụy tạo trơ trẽn, hòng xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phủ nhận việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang thực hiện.
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc nói chung cũng như trong xây dựng chỉnh đốn đảng và trong xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do nhân dân, vì nhân dân, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến vấn đề chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm của cán bộ, đảng viên.
Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta những lời tâm huyết trong bản “Di chúc” lịch sử. Người căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh phê bình, tự phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”(1).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Người đã có những chỉ dẫn hết sức quý báu về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục... nhằm phát triển một nền giáo dục toàn diện. Những chỉ dẫn đó không chỉ có giá trị trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục của đất nước thời đó, mà vẫn còn nguyên giá trị định hướng, soi đường cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo của nước ta hiện nay.
Hồ Chí Minh là một người thầy, một nhà giáo dục vĩ đại. Cả cuộc đời, Người đã giáo dục, đào tạo biết bao thế hệ cán bộ, những chiến sĩ ưu tú cho cách mạng. Theo Người, nhân cách con người bao gồm cả đức và tài, trong đó đức là gốc, tài là quan trọng. Hồ Chí Minh coi đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà được hình thành và phát triển, củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bàn nhiều về đạo đức dưới dạng lý thuyết, mà chủ yếu nói về thực hành đạo đức bằng cách làm gương và nêu gương. Bài học đó có ý nghĩa thực tiễn lớn lao và vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta hôm nay.
1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài viết, bài nói về công tác xây dựng Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú và sâu sắc, tập trung vào những điểm chủ yếu sau:
Năm 2015, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phấn khởi, tự hào kỷ niệm trọng thể những ngày lễ lớn của đất nước, đồng thời cũng là năm tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.