Ngày 31-5-1946, trong bối cảnh tình hình đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn, phức tạp sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, “theo mệnh lệnh của Chính phủ và ý chí của quốc dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) lên đường thăm Cộng hòa Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp. Chuyến thăm của Người là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của Chính phủ Việt Nam trong những năm 1945-1946 để cứu vãn nền hòa bình trong khi thực dân Pháp đang quyết tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa. Đến nay, đã có khá nhiều bài báo, công trình nghiên cứu để cập, phân tích, lý giải về lý do, mục đích của chuyến thăm đặc biệt này trong lịch sử ngoại giao, kéo dài hơn 4 tháng (từ 31-5 đến 20-10-1946), của mộtnguyên thủ quốc gia, giữa lúc đất nước đang đứng trước bao thử thách hiểm nguy.
Bài viết này sẽ góp phần làm rõ thêm về những điều đó.
*
* *
Lễ tiễn Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm chính thức Cộng hòa Pháp,
tại Việt Nam học xá (Hà Nội, 30-5-1946)
.Cùng thời điểm này, một phái đoàn khác của Việt Nam DCCH do Phạm Văn Đồng dẫn đầu cũng lên đường đi Pháp để đàm phán với Chính phủ Pháp tại Hội nghị Fontainebleau. Cuộc hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam diễn ra vào đúng những ngày ở Pháp có cuộc bầu cử đầu tháng 6-1946. Trong cuộcbầu cử này, Đảng Cộng hòa bình dân (MRP) chiếm ưu thế trong Quốc hội Pháp. Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội cũng tham chính.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng tại Paris (1946)
Geroges Bidault làm Thủ tướng, Marius Moutet làm Bộ trưởng Bộ Pháp quốc Hải ngoại. Cao ủy D’ Argenlieu là đại diện của Chính phủ Pháp ở Đông Dương. AlexandreVarenne (cựu Toàn quyền Đông Dương) là Chủ tịch Hiệp hội quốc gia vì Đông Dươngthuộc Pháp, đứng đầu Ủy ban Liên bộ về Đông Dương. Đây là chính quyền của những người theo đường lối cứng rắn dùng sức mạnh để giải quyết mối quan hệ với Việt Nam. Họ lợi dụng tình hình chính trị không ổn định của nước Pháp, lợi dụng việc triệu hồi tưởng Leclerc, Tổng chỉ huy đạo quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, để lên tiếng phản đối mọi cuộc thương thuyết, thậm chí công khai tuyên bố sẵn sàng đánh ngay. Vì vậy, chỉ một ngày sau khi phải đoàn Việt Nam DCCH rời Hà Nội, ngày 1-6-1946, Cao ủy D’ Argenlieu cho ra đời cái gọi là “Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ tự trị”, hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
Chuyến bay của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải dừng lại ở nhiều nơi: Rangoon (Myanma), Calcutta (Ấn Độ), Karachi(Pakixtan), Habanha (Irắc), Cairo (Ai Cập). Ngày 9-6, điện từ Paris đề nghị Người đếnCannes (thành phố ở miền Nam nước Pháp) chờ khi chính phủ mới được thành lập sẽ đón Người ở Paris. Ngay sau đó,ngày 10-6, Pháp lại đề nghị Người đến Biarritz, một thị trấn ở bờ biển miền Tây Nam nước Pháp, gần biên giới Pháp-TâyBan Nha. Chiều tối 11-6, máy bay hạ cánh xuống Biarritz. Lúc bấy giờ, báo chí Pháp và nước ngoài đã nói về “chặng đường bíẩn” này. Như vậy, phải mất 11 ngày để bay từ Hà Nội đến Biarritz và tiếp đó là 10 ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tạm dừngchân ở Biarritz. Đây quả là quãng thời gian quá dài trong bối cảnh chính trị lúc bấy giờ.
.
Bên bờ biểnBiarritz
.
Viê
Việt kiều từ khắp nơi đến Biarritz chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh
và phái đoàn Chính phủ Việt Nam DCCH (6-1946)
Rõ ràng phía Pháp cố tình kéo dài hành trình của phái đoàn Việt Nam, tức là cố tình trì hoãn và gây khó khăn cho cuộc thương thuyết. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh rất bình tĩnh. Hàng ngày, Người tiếp các quan chức và đại biểu Quốc hội Pháp, tiếp Việt kiều từ các miền về thăm, gặp gỡ dân chài địa phương, thăm phong cảnh để hiểu biết nhiều hơn về đời sống của nhân dân và tình hình nước Pháp.
Thăm Normandie, nơi xảy ra cuộc giao tranh giữa lực lượng Đồng minh và quân phát xít trong Chiến tranh thế giới II (7-1946)
. Ngày 22-6, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Paris. Người thể hiện sự vui mừng được tới thành phố to đẹp và rộng lượng, nơi đề xuất ra những nguyên tắc tự do, bình đẳng, bác ái; thành phố có thói quen bênh vực sự bình đẳng của các dân tộc và thể hiện sự khâm phục, yêu mến nhân dân Paris anh dũng, từ nhiều thế kỷ đã đứng ở mũi nhọn của các cuộc chiến đấu cho các lý tưởng tiến bộ và hào hiệp và lý tưởng đó vẫn đi cùng nhân loại tiến bộ đến ngày nay. Nước Pháp của cuộc Đại Cách mạng 1789, nước Pháp của cuộc kháng chiến chống sự chiếm đóng của phát xít Đức, của cuộc giải phóng, hơn bao giờ hết thực sự hiểu rõ lý tưởng tự do, dân chủ. Ca ngợitruyền thống cách mạng của giai cấp vô sản Pháp, Cách mạng tư sản Pháp, Ngườihy vọng: “Paris đã từng chiến đấu và đau khổ cho tự do, sẽ hiểu và ủng hộ những khát vọng của nhân dân Việt Nam cũng là những khát vọng của chính họ"(1), bởi nướcViệt Nam cũng đang chiến đấu để giành độclập cho dân tộc và ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Trong suốt 86 ngày ở Paris,Người coi đây là một dịp tốt để tranh thủ cảm tình của nhân dân Pháp và thế giới.
Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại sân bay Buốc-giê (chiều 22/6/1946)
Các em Việt kiều trong trang phục dân tộc chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại sân bay Le Bourget (22-6-1946)
Kiều bào giương cao cờ, biểu ngữ chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh
và phái đoàn Chính phủ Việt Nam DCCH (22-6-1946)
Người đã chủ động, khẩn trương triển khai nhiều hoạt động, với nhiều hình thức phongphú, đa dạng, nhằm tăng cường tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế, sự hiểu biết giữanhân dân Việt Nam với nhân dân Pháp, bạn bè và nhân dân các nước trên thế giới.
Là nhà lãnh đạo và còn là một nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rất rõ vai trò và tác dụng tuyên truyền của báo chí tronghoạt động ngoại giao. Vì vậy, Người tiếp xúc nhiều nhất với giới báo chí của Pháp và nước ngoài (Trung Hoa, Ấn Độ, Thụy Điển, Anh, Mỹ...), gặp gỡ nhiều nhà khoa học, nhàhoạt động chính trị, giới văn hóa, xã hội của Châu Á, Châu Âu, Châu Phi. Các cuộc tiếpxúc với giới báo chí được tiến hành dướinhiều hình thức như: trả lời phỏng vấn, hợp báo, mời cơm, mời tiệc trà cá nhân và tập thể. Người luôn chủ động làm cho các ký giả hiểu rõ lập trường của Việt Nam trong cuộc đàm phán ở Fontainebleau, thiện chí của Việt Nam trong quan hệ Việt - Pháp và quyết tâm chiến đấu của cả dân tộc Việt Nam vìđộc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Ngày 11-7-1946, tại buổi đón tiếp của Ủy banTrung ương Hội Pháp - Việt, Người nói: “Lòng mong ước mạnh nhất của tôi, sự quan tâm nhất của nước Cộng hòa Việt Nam, nguyện vọng tha thiết nhất của dân tộc Việt Nam là thực hiện được tình thân thiện Pháp-Việt"(2). Ngày 12-7 , Người tiếp các nhà báo và tuyên bố 6 điều về lập trườngcủa Việt Nam và kết luận: “Việt Nam cần nước Pháp. Nước Pháp cũng cần Việt Nam. Chỉ có lòng tin cậy lẫn nhau và sự cộng tác bình đẳng, thật thà, thì mới đi đến kết quả thân thiện giữa hai nước”(3)… Những cuộctiếp xúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh với báo chí góp phần quan trọng làm cho nhân dân Pháp cũng như nhân dân các nước hiểu thêm về đất nước, con người và cuộc đấu tranh chính nghĩa giành độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Có vài tờ báo trước đó thường công kích ta, sau khi được Người mời đến giải thích, họ đã thay đổi, đăng những bài ủng hộ Việt Nam.
Đặt vòng hoa tưởng niệm các binh sĩ Đông Dương tử nạn trong chiến tranh,
tại Nghĩa trang Nogent sur Marne, ngoại ô Paris (3-7-1946)
Gặp gỡ bà con Việt kiều tại Paris (6-1946)
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trợ lý Vũ Đình Huỳnh cùng gia đình ông bà cựu giới kháng chiến chống phát xít Đức Raymond Aubrac ở Soisy-sous-Montmorency, ngoại ô Paris
Một đối tượng khác mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp xúc nhiều trong những ngày ở Paris là các chính khách, các lãnh tụ của các đảng lớn của Pháp như: Phong trào Cộng hòa bình dân, Đảng Cộng sản, ĐảngXã hội, các nhân vật chính trị trọng yếu thuộc các đảng phái, khuynh hướng chínhtrị, các vị bộ trưởng và các tướng lĩnh Pháp, tiếp đại biểu quân sự các nước Anh, Mỹ,Liên Xô, Trung Quốc dự ngày Hội Quân giới Pháp… Có những người quen biết từ lâu, như Vaillant Couturier, các ông Maurice Thores-Tổng Bí thư Đảng Cộngsản Pháp, F. Billoux (cộng sản), Léon Blum (xă hội), cũng có những người danh nghĩaxã hội (SEIO) nhưng đã trở thành người thân tín của chính quyền G.Bidault như ông M.Moutet. Có những người công khai ủng hộ lập trường của Việt Nam như Justin Godart, Chủ tịch Hội Pháp - Việt và Ban Lãnh đạo Hội Pháp - Việt, có cả nhữngngười đến lúc đó vẫn chưa thay đổi nếp suynghĩ thực dân như cựu Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut, Alexandre Varenne.
Thủ tướng Bi-đôn và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Dinh Thủ tướng, ngày 2/7/1946
Không dự Hội nghị Phôngtemơblô,nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp theodõi và chỉ đạo phái đoàn đàm phán của Việt Nam do Phạm Văn Đồng dẫn đầu trong cuộc đấu tranh ngoại giao với phía Pháp; tiếp xúc nhiều lần với phái đoàn thương thuyết Pháp bên ngoài lâu dài Fontainebleau. Trong các cuộc tiếp kiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu cao nguyệnvọng hòa bình, sự nghiệp chính nghĩa và thiện chí của nhân dân Việt Nam, tranh thủ tình cảm hữu nghị của nhân dân Pháp.Người nêu rõ quan điểm về quan hệ Việt Nam và Pháp trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa.
Về quan hệ chính trị: Việt Nam độc lập, cần phải có ngoại giao độc lập với các nước và có đại biểu trong Liên hợp quốc. Những người ngoại giao và những đại biểu Việt Nam ở trong Liên hợp quốc sẽ cộng tác thật thà với đại biểu ngoại giao của nước Pháp,vì quyền lợi của các nước trong Liên bang Pháp quốc là giống nhau. Người giải thích quan điểm về độc lập: “Hoàn toàn độc lập quyết không có nghĩa là đoạn tuyệt. Nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng những lợi ích văn hóa và kinh tế của Pháp trên đất nước Việt Nam; hơn thế nữa, Việt Nam còn sẵn sàng phát triển nó bằng sự hợp tác anh em và trung thực. Việt Nam độc lập, chẳng những không làm hại đến lợi ích của Pháp, mà còn tăng cường vị trí và củng cố uy tín của Pháp ở châu Á"(4). Chỉ cần nước Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam thì nước Pháp sẽ chiếm được trái tim và tình cảm của tất cả những người Việt Nam.
Về quan hệ kinh tế: Trong các buổi tiếp xúc với các nhà tư bản Pháp, Hồ Chí Minh nói rõ Việt Nam thiếu và cần rất nhiều kỹ sư, chuyên gia kinh tế các ngành, trao đổi ý kiến với họ về hợp tác kinh tế trong tươnglai. “Những thanh niên Pháp đến Việt Nam như những công nhân, kỹ thuật viên hoặc nhà bác học... họ sẽ được đón tiếp nồng nhiệt, như những người bạn, những người anh em”(5)và khẳng định: “Quan hệ kinh tế sẽ là bình đẳng. Việt Nam có thể cung cấp các thứ nguyên liệu và nước Pháp có thể cung cấp tư bản (vốn) và những người chuyên môn”(6). Cách cộng tác đó sẽ có kết quả tốt hơn là cách bóc lột ngày xưa.
Người tỏ lòng mong đợi cuộc thương thuyết ở Fontainebleau đạt kết quả để khai thôngquan hệ kinh tế giữa hai nước. Khi được các nhà bảo hỏi: Chủ tịch có định quốc hữu hóa doanh nghiệp nào của người Phápkhông? Người trả lời: “Chúng tôi không quốc hữu hóa không điều kiện; chúng tôi không tịch thu không của người nào cả”. Và, nếu cần quốc hữu hóa thì sẽ quốc hữu hóa “những doanh nghiệp nào dùng vào việc chế tạo bom nguyên tử”(7).
Về quan hệ quân sự: Việt Nam có quân đội của mình. Những nhà chuyên môn Pháp sẽ giúp đỡ để phát triển và huấn luyện quân đội Việt Nam. Quân đội Pháp có thể đóng một vài nơi, những nơi đó do hai bên qui định.
Về quan hệ văn hóa: Mối quan hệ văn hóa giữa hai nước đã có rồi và sẽ phát triển thêm. Việt Nam sẽ mời những nhà khoahọc và giáo sư Pháp để giúp vào việc văn hóa. Nước Pháp sẽ có thể lập trường trung học, đại học tại Việt Nam.
Những cuộc tiếp xúc rộng rãi của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Paris là yếu tố quyếtđịnh giành được sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè nhiều nước.
Hội nghị Fontainebleau kéo dài hơn 2 tháng (từ ngày 6-7 đến ngày 13-9-1946) và thất bại do phía Pháp cố tình phá hoại đàmphán với mục đích chống nguy cơ cộng sản và vẫn giữ nguyên lập trường mà họ đưa ra tại Hội nghị Đà Lạt: Lập chế độ toàn quyền ở Đông Dương, tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, không thừa nhận Việt Nam có quyền ngoại giao riêng. Quan điểm của Việt Nam là quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, quan hệViệt - Pháp phải dựa trên cơ sở hòa bình, tôntrọng lẫn nhau, hai bên cũng có lợi. Trải qua nhiều lần gặp gỡ, tranh luận bên ngoài Hội nghị với những nhân vật Pháp chủchốt có liên quan trực tiếp đến cuộc đàm phán như G. Bidault, M. Moutet, Max André, D’Argenlieu, với tinh thần hòa giảiđầy thiện chí, ta vẫn không thuyết phục được Pháp chấp nhận hai nội dung chính trị có ý nghĩa sinh tử đối với Việt Nam: Độc lập và thống nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Chính phủ Việt Nam đàm phán tại Fontainebleau.
Ngày 17-8-1946, trả lời phỏng vấn báo Franc-Tireur, Người nói: “Tôi không muốn trở về Hà Nội tay không. Tôi muốn khi trở về nước sẽ đem về cho nhân dân Việt Nam những kết quả cụ thể với sự cộng tác chắc chắn mà chúng tôi mong đợi ở nước Pháp"(8). Trước tình thế khả năng hòa hoãn ngày càng giảm, nguy cơ xung đột qui mô toàn cục ngày càng tăng, ngày 14-9-1946, với hy vọng cứu vãn hòa bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng M.Moutet, đại diện Chínhphủ Pháp ký bản Tạm ước như một nỗ lực cuối cũng nhằm cứu vãn nền hòa bình đang bị đe dọa bởi cuộc chiến tranh mà các thế lực thực dân phản động Pháp đang ráo riết triển khai. Chính phủ Pháp nhận thi hành mấy điều chính ở Nam Bộ: Thảnhững người Việt Nam yêu nước bị bắt vì chính trị và vì kháng chiến; đồng bào NamBộ được quyền tự do tổ chức, tự do hội họp,tự do viết báo, tự do đi lại…; hai bên đình chỉ mọi xung đột; Chính phủ Việt Nam bảo đảm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.
.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Marius Moutet
.
Tại tư dinh của Marius Moutet Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Tạm ước Việt - Pháp
(lúc đó phái đoàn chính phủ của Phạm Văn Đồng đã trở về Việt Nam).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và tùy tùng đến Marseille bằng tàu hỏa, ngày 16-9-1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với anh em công binh, lính thợ Việt Nam tại Marseille ngày 17-9-1946
.
Ngày 16-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Thủ đô Paris. Ngày 18-9-1946, từ quân cảng Toulon, Người rời nước Pháp trên chuyến hạm Dumont D’Urville về nước, kết thúc chuyến thăm ngoại giao đầu tiên.
Ngày 20-10-1946, Người về đến Hải Phòng.
Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về sau chuyến công du Pháp năm 1946.
Những hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Pháp đã làm cho nhiều người trong Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp và dư luận quốc tế chú ý và hiểu rõ về đất nước, con người Việt Nam, vềkhát vọng độc lập, hòa bình của nhân dân Việt Nam, về thiện chí của nước Việt Nam, làm cho số đông người Pháp trở thành bạnhữu của nhân dân Việt Nam, hết sức tán thành Việt Nam độc lập và Việt - Pháp cộngtác một cách thật thà và bình đẳng, làmcho địa vị các đoàn thể Việt Nam được nâng cao thêm, vì các tổ chức thế giới đãcông nhận đoàn thể ta là hội viên. Thời gian ở Pháp cũng là dịp để Người tìm hiểu nội tình giới cầm quyền Pháp, trên cơ sở đóđề ra được những quyết sách đúng đắn ở giai đoạn tiếp theo. Chuyến thăm Pháp năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh trởthành chuyến thăm ngoại giao dài ngày nhất, với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng và là một biểu hiện khát vọng hòa bình, quyết tâm và ý chí độc lập, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam./.
Ghi chú:
1)2)Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, 2011, tr. 307, 309, 417
3)4)5)6)Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, 2011, tr. 417, 328, 347, 431
7)8)Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, 2011, tr. 316, 323
Nguồn:Tạp chí Lịch sử Quân sự số 5-2013
Minh Nguyệt (st)