Chỉ mục bài viết

Góp ý dự thảo văn bản

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ;ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 1613/TTg-TCCV ngày 10 tháng 9 năm 2016 về việc xây dựng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan. Bộ Quốc phòng và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang tin điện tử Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu toàn văn các văn bản để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến.

1. Dự thảo Tờ trình;

2. Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2008/NĐ-CP;

3. Bảng so sánh Nghị định số 37/2008/NĐ-CP và dự thảo Nghị định thay thế.

Ý kiến tham gia góp ý xin gửi về địa chỉ hòm thư This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc gửi về Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, số 1 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội.

Xin trân trọng cảm ơn!


 

BỘ QUỐC PHÒNG

 
   

Số:          /TTr-BQP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
   

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2017

DỰ THẢO

 

           

TỜ TRÌNH

Về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2008/NĐ-CP

ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

 
   

 

Kính gửi: Chính phủ.

            Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ; Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1613/TTg-TCCV ngày 10 tháng 9 năm 2016 về việc xây dựng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan. Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định). Bộ Quốc phòng kính trình Chính phủ dự thảo Nghị định với các nội dung sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH

            1. Sự cần thiết ban hành Nghị định    

            Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2016. So với Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật mới đã được bổ sung nhiều nội dung, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của Chính phủ trong tình hình mới. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 quy định về cơ quan thuộc Chính phủ thay thế Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ. Các nội dung cơ bản được quy định chặt chẽ, rõ ràng và có nhiều điểm mới so với quy định trước đây.

Nghị định số 37/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bao quát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng, xác định trách nhiệm của các tổ chức chuyên trách phối thuộc và tổ chức trực thuộc, bảo đảm đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị được giao và phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, qua gần 10 năm thực hiện Nghị định số 37/2008/NĐ-CP, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những khó khăn nhất định, cần bổ sung hoàn chỉnh một số nội dung, nhiệm vụ mới của Ban Quản lý Lăng, tạo cơ sở pháp lý phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Hiện nay, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được bổ sung nhiều nhiệm vụ mới, mang tính chính trị đặc thù, cụ thể như: Thực hiện Thông báo số 328-TB/TW ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Ban Chấp hành Trung ương thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới”; Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề ánGiữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa Công trình Lăng trong giai đoạn mới” tôn tạo, mở rộng Khu Di tích K9 thành địa điểm tham quan, học tập, giáo dục truyền thống cho đồng bào trong nước và khách quốc tế.

Vì vậy, nghiên cứu, xây dựng và ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 37/2008/NĐ-CP là cần thiết, phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành và yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Căn cứ ban hành Nghị định

Nghị định được xây dựng trên các cơ sở pháp lý sau:

- Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

- Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ;

- Nghị định số 37/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

1. Quan điểm

a) Bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định số 10/2016/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

b) Bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

c) Thể hiện quan điểm, nguyên tắc phân công, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý Lăng.

d) Xác định rõ chế độ làm việc và trách nhiệm của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng trong chỉ đạo, điều hành.

2. Mục tiêu

Cụ thể hóa Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ đồng thời kế thừa và phát triển một số nội dung quy định tại Nghị định số 37/2008/NĐ-CP, tạo cơ sở pháp lý bảo đảm Ban Quản lý Lăng hoạt động hiệu quả, phù hợp với chương trình tổng thể cải cách hành chính và quy định của pháp luật.

III. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

Bước 1. Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 37/2008/NĐ-CP ngày 01/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết, đánh giá một cách toàn diện về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng trong những năm qua. Đồng thời có báo cáo gửi Bộ Nội vụ đánh giá về tình hình thực hiện Nghị định số 37/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Báo cáo số 334/BC-BQLL ngày 27 tháng 4 năm 2015.

Bước 2. Trình tự biên soạn và trình dự thảo Nghị định

-Thành lập Ban Soạn thảo và Tổ Biên tập xây dựng dự thảo Nghị định.

- Dự thảo Nghị định và dự thảo Tờ trình Chính phủ đã lấy ý kiến của Lãnh đạo Ban Quản lý Lăng và các cơ quan, đơn vị trong Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để chỉnh sửa và hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định gửi Bộ Quốc phòng thẩm định và trình Chính phủ theo quy định.

IV. TÊN VÀ BỐ CỤC DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

1. Tên Nghị định

Giữ nguyên: “Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

2. Bố cục dự thảo Nghị định

Dự thảo Nghị định gồm 09 Điều:

- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh;

- Điều 2. Vị trí và chức năng;

- Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn;

- Điều 4. Cơ cấu tổ chức;

- Điều 5. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng;

- Điều 6. Trách nhiệm của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng;

- Điều 7. Chế độ làm việc của Ban Quản lý Lăng.

- Điều 8. Hiệu lực thi hành.

- Điều 9. Trách nhiệm thi hành.

So với Nghị định số 37/2008/NĐ-CP ngày 01/4/2008, bổ sung một số Điều, cụ thể:

- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

- Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng

- Điều 7. Chế độ làm việc của Ban Quản lý Lăng

- Tách Điều 5 tại Nghị định số 37/2008/NĐ-CP thành Điều 8. Hiệu lực thi hành và Điều 9. Trách nhiệm thi hành.

V. NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH

1. Về Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Như quy định tại Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ.

2. Về Điều 2. Vị trí và chức năng

Tiếp tục xác định vị trí của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan thuộc Chính phủ; kế thừa các chức năng Ban Quản lý Lăng quy định tại Nghị định số 37/2008/NĐ-CP, đồng thời làm rõ và bổ sung một số chức năng sau:

a) Căn cứ Thông báo số 328-TB/TW ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Ban Chấp hành Trung ương thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề ánGiữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới”; Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và phát huy ý nghĩa chính trị, văn hóa của Công trình Lăng trong giai đoạn mới” tôn tạo, mở rộng Khu Di tích K9 thành địa điểm tham quan, học tập, giáo dục truyền thống cho đồng bào và nhân dân cả nước.

   Bổ sung “Khu Di tích K9 (tại Đá Chông, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội)”.

 b) Viết lại cụm từ:“giữ gìn nguyên vẹn, lâu dài và bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh” thành “giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh”để thống nhất với tên, nội dung của Quyết định số 2341/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết số 122-NQ/QUTW ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Cụ thể Khoản 1, Điều 2, dự thảo Nghị định như sau: “Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý Lăng) là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, vận hành, bảo đảm hệ thống hạ tầng kỹ thuật Công trình Lăng và các công trình có liên quan; bảo đảm an ninh, nghi lễ; tổ chức đón tiếp, tuyên truyền cho nhân dân và khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và tham quan Khu Di tích K9 (tại Đá Chông, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội); sản xuất, chăm sóc cây hoa, cây cảnh, trang trí, bảo đảm vệ sinh môi trường tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp nhân dân và các công trình, kiến trúc liên quan.

   Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định pháp luật”.

3. Về Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn

Về cơ bản, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Lăng ổn định so với quy định tại Nghị định số 37/2008/NĐ-CP. Tuy nhiên, trên cơ sở kế thừa Nghị định số 37/2008/NĐ-CP và thực tế quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, dự thảo Nghị định sắp xếp lại, điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ cho cụ thể, đầy đủ hơn tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động chỉ đạo, điều hành, đáp ứng tình hình thực tiễn đặt ra.

Nhiệm vụ, quyền hạn Ban Quản lý Lăng gồm 08 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016.

4. Về Điều 4. Cơ cấu tổ chức

Để bảo đảm tính ổn định và phát triển, cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xác định trong dự thảo gồm:

- 01 tổ chức hành chính tham mưu, giúp việc cho Trưởng ban Ban Quản lý Lăng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định và được tổ chức các phòng chuyên môn;

- 02 đơn vị sự nghiệp công lập;

- 02 đơn vị chuyên trách phối thuộc.

            Đổi tên 01 đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

    5. Về Điều 5. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầuBan Quản lý Lăng

            Dự thảo Nghị định tiếp tục khẳng định Trưởng ban là người đứng đầu Ban Quản lý Lăng; Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng.

            Thực hiện nghiêm các quy định về tinh gọn bộ máy, số lượng cấp phó của người đứng đầu, dự thảo Nghị định xác định rõ số lượng Phó Trưởng ban không quá 02 người, gồm Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng và Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnhCảnh vệ, Bộ Công an, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, giảm 01 Phó Trưởng ban so với Nghị định số 37/2008/NĐ-CP là phù hợp.

   6. Về Điều 6. Trách nhiệm của Trưởng banBan Quản lý Lăng

            Điều 6 dự thảo Nghị định gồm 02 Khoản quy định cụ thể, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng.

   7. Về Điều 7. Chế độ làm việc của Ban Quản lý Lăng

            Trên cơ sở quy định của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP và kế thừa các quy định tại Nghị định số 37/2008/NĐ-CP, dự thảo Nghị định xác định rõ chế độ làm việc của Ban Quản lý Lăng và xác định cơ chế phối hợp giữa của các đơn vị chuyên trách phối thuộc nhằm thống nhất thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý Lăng.

            8. VềĐiều 8. Hiệu lực thi hành

   Để tránh sự chồng chéo, đồng thời bảo đảm tính hiệu lực thực tiễn của Nghị định mới, đề nghị thay thế Nghị định số 37/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

   9. Về Điều 9. Trách nhiệm thi hành

   Thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là Tờ trình về dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ Quốc phòng kính trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Hồ sơ kèm theo gồm:

- Dự thảo Nghị định;

- Bản so sánh Nghị định số 37/2008/NĐ-CP và dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2008/NĐ-CP./.

Nơi nhận:                                                              

- Như trên;

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Bộ Quốc phòng;

- Lãnh đạo BQL Lăng;

- Lưu: VT,

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG


CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

____________________________________________

Số:         /2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày       tháng     năm 2017

 
 

DỰ THẢO

 

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

                  

          Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

          Căn cứ Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; chế độ làm việc và trách nhiệm của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị trong Ban Quản lý Lăng và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Vị trí và chức năng

1. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý Lăng) là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, vận hành, bảo đảm hệ thống hạ tầng kỹ thuật Công trình Lăng và các công trình có liên quan; bảo đảm an ninh, nghi lễ; tổ chức đón tiếp, tuyên truyền cho nhân dân và khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và tham quan Khu Di tích K9 (tại Đá Chông, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội); sản xuất, chăm sóc cây hoa, cây cảnh, trang trí, bảo đảm vệ sinh môi trường tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp nhân dân và các công trình, kiến trúc liên quan.

Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định pháp luật.

2. Ban Quản lý Lăng chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các đề án, dự án quan trọng về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý Lăng; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương có liên quan trong việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức đón tiếp, tuyên truyền, phục vụ nhân dân, khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, sinh hoạt chính trị, văn hóa, tham quan khu vực; tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Khu Di tích K9; bảo đảm an ninh, trật tự, thực hiện các nghi lễ theo quy định;

d) Quản lý, vận hành, bảo đảm hệ thống hạ tầng, kỹ thuật; tôn tạo Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp nhân dân, Khu Di tích K9 và các công trình có liên quan; tổ chức sản xuất, chăm sóc cây hoa cây cảnh, trang trí, bảo đảm vệ sinh môi trường;

đ) Chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hướng dẫn, đón tiếp, tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, sinh hoạt văn hoá, chính trị tại Cụm Di tích lịch sử - văn hoá Ba Đình;

e) Ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy chế, quy định được áp dụng trong Ban Quản lý Lăng và các đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật;

g) Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực chuyên ngành phục vụ nhiệm vụ được giao.

2. Về tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao:

a) Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ côngđược Chính phủ giao theo đúng quy định của pháp luật;

b) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các dịch vụ công đối với các cơ quan,đơn vị trong Ban Quản lý Lăng theo quy định của pháp luật.

3. Vhợp tác quốc tế:

a) Ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Ban Quản lý Lăng theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý Lăng theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;

c) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ theo quy định của pháp lut;

d)Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

4.Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ban Quản lý Lăng theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nướcđã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5. Về chế độ thông tin, báo cáo:

a) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước theo lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý Lăng;

b) Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

6.Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc, vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp:

a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng;

b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác; thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầucác cơ quan, đơn vị tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 4 Nghị định này.

c) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng.

d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vtại Khoản 1, Khoản 2, Điều 4 Nghị định này theo quy định của pháp luật;

đ) Xây dựng Danh mục vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức theo chức danh nghề nghiệp để xác định số lượng công chức, viên chức trong Ban Quản lý Lăng hàng năm gửi Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý vị trí việc làm và số lượng công chức, viên chức trong Ban Quản lý Lăng theo quy định của pháp luật;

g) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ,công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong hoạt động của Ban Quản lý Lăng;

h) Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;

i) Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

7. Về quản lý tài chính, tài sản:

a) Lập dự toán ngân sách hng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của Ban Quản lý Lăng để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế tài chính, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của Ban Quản lý Lăng trong lĩnh vực được giao;

c) Thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước giao.

8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Văn phòng Ban Quản lý Lăng.

2. Các đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình;

b) Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

3. Các đơn vị chuyên trách phối thuộc:

a) Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng;

b) Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.

4. Văn phòng Ban Quản lý Lăng quyđịnh tại Khoản 1 Điều này có con dấu riêng;cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ban Quản lý Lăngcác phòng để thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho người đứng đầu Ban Quản lý Lăng và thực hiện các công việc khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

5. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không quá 03 người.

Điều 5. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầuBan Quản lý Lăng

1. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, là cán bộ cấp tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về mọi mặt hoạt động của Ban Quản lý Lăng.

2. Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, gồm Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng và Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnhCảnh vệ, Bộ Công an, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đnghị của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng; có trách nhiệm giúp Trưởng ban Ban Quản lý Lăng chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban Quản lý Lăng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Nhiệm vụ của Phó Trưởng banBan Quản lý Lăng do Trưởng ban Ban Quản lý Lăng phân công.

3.Số lượngPhó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng không quá 02 người.

4. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng không ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm của Trưởng banBan Quản lý Lăng

1. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Lăng; chịu trách nhiệm khi có những khuyết điểm về quản lý và để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.

2. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Ban Quản lý Lăng và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề vượt quá thẩm quyền; tham dự các phiên họp Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu; phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khác, cơ quan trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 7. Chế độ làm việc của Ban Quản lý Lăng

1. Ban Quản lý Lăng làm việc theo chế độ thủ trưởng.

2. Trưởng banBan Quản lý Lăng ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của Ban Quản lý Lăng và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó; ban hành Quy chế phối hợp hoạt động của các tổ chức chuyên trách phối thuộc sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an; chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị chuyên trách phối thuộc và các cơ quan, đơn vị tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong việc thực hiện quy chế và nhiệm vụ được giao.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày       tháng       năm 2017.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 37/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

 Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ t
ướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương v
à các Ban của Đng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT,
TCCV (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG





Nguyễn Xuân Phúc


Nghị định số 37/2008/NĐ-CP

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2008/NĐ-CP 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; chế độ làm việc và trách nhiệm của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị trong Ban Quản lý Lăng và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 1. Vị trí và chức năng

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giữ gìn nguyên vẹn, lâu dài và bảo vệ tuyệt đối an toànthi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự và tổ chức một số hoạt động tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, Khu đón tiếp nhân dân và các công trình có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Vị trí và chức năng

1. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý Lăng) là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quản lý, vận hành, bảo đảm hệ thống hạ tầng kỹ thuật Công trình Lăng và các công trình có liên quan; bảo đảm an ninh, nghi lễ; tổ chức đón tiếp, tuyên truyền cho nhân dân và khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ và thamn quan Khu Di tích K9 (tại Đá Chông, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội); sản xuất, chăm sóc cây hoa, cây cảnh, trang trí, bảo đảm vệ sinh môi trường tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp nhân dân và các công trình, kiến trúc liên quan.

Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định pháp luật.

2. Ban Quản lý Lăng chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Ban) thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trình Chính phủ dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; các dự thảo nghị quyết, nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định của pháp luật về các lĩnh vực quản lý của Ban và tổ chức thực hiện sau khi được ban hành.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm, các đề án, dự án quan trọng về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ban; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt hoặc ban hành.

3. Ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm chuyên môn, nghiệp vụ được áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc và các đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật.

4. Quản lý, tôn tạo Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, Quảng trường Ba Đình và các công trình, kiến trúc liên quan; chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, thảm cỏ, vệ sinh môi trường; quy hoạch tổng thể và chi tiết các hệ thống kỹ thuật hạ tầng khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, Khu đón tiếp nhân dân phù hợp với quy hoạch tổng thể, chi tiết của khu Trung tâm chính trị Ba Đình.

5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương có liên quan trong việc bảo đảm giữ gìn nguyên vẹn, lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong việc quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ và các công trình có liên quan.

6. Chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức đón tiếp, phục vụ nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, sinh hoạt văn hoá, chính trị tại Cụm di tích lịch sử - văn hoá Ba Đình.

7. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức đón tiếp nhân dân, khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ.

8. Quyết định và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ban theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ; tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho nghỉ hưu, thôi việc; khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền.

10. Quản lý và thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực được phân công theo quy định của pháp luật.

12. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực chuyên ngành phục vụ nhiệm vụ được giao.

13. Tổ chức thực hiện một số hoạt động dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

14. Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền của Ban; phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tổ chức phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch đối với cá nhân và các đơn vị thuộc Ban.

15. Thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

16. Quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được giao và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao  hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Về chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các đề án, dự án quan trọng về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý Lăng; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương có liên quan trong việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; tổ chức đón tiếp, tuyên truyền, phục vụ nhân dân, khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, sinh hoạt chính trị, văn hóa, tham quan khu vực; tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Khu Di tích K9; bảo đảm an ninh, trật tự, thực hiện các nghi lễ theo quy định;

d) Quản lý, vận hành, bảo đảm hệ thống hạ tầng, kỹ thuật; tôn tạo Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Ba Đình, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, Khu đón tiếp nhân dân, Khu Di tích K9 và các công trình có liên quan; tổ chức sản xuất, chăm sóc cây hoa cây cảnh, trang trí, bảo đảm vệ sinh môi trường;

đ) Chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch hướng dẫn, đón tiếp, tổ chức các hoạt động dịch vụ phục vụ nhân dân và khách quốc tế đến tham quan, sinh hoạt văn hoá, chính trị tại Cụm Di tích lịch sử - văn hoá Ba Đình;

e) Ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy chế, quy định được áp dụng trong Ban Quản lý Lăng và các đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật;

g) Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực chuyên ngành phục vụ nhiệm vụ được giao.

2. Về tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao:

a) Tổ chức triển khai thực hiện các dịch vụ côngđược Chính phủ giao theo đúng quy định của pháp luật;

b) Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các dịch vụ công đối với các cơ quan,đơn vị trong Ban Quản lý Lăng theo quy định của pháp luật.

3. Vhợp tác quốc tế:

a) Ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Ban Quản lý Lăng theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý Lăng theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;

c) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ theo quy định của pháp lut;

d)Tham gia các hội nghị, hội thảo, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.

4.Quyết định và chỉ đạo việc thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ban Quản lý Lăng theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nướcđã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5. Về chế độ thông tin, báo cáo:

a) Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các nhiệm vụ chính trị, chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước theo lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý Lăng;

b) Thực hiện chế độ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

6.Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc, vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp:

a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về thành lập mới, tổ chức lại, giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng;

b) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác; thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầucác cơ quan, đơn vị tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 4 Nghị định này.

c) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cấp phó của người đứng đầu Ban Quản lý Lăng.

d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vtại Khoản 1, Khoản 2, Điều 4 Nghị định này theo quy định của pháp luật;

đ) Xây dựng Danh mục vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức theo chức danh nghề nghiệp để xác định số lượng công chức, viên chức trong Ban Quản lý Lăng hàng năm gửi Bộ Nội vụ theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý vị trí việc làm và số lượng công chức, viên chức trong Ban Quản lý Lăng theo quy định của pháp luật;

g) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ,công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong hoạt động của Ban Quản lý Lăng;

h) Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật;

i) Kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật và nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

7. Về quản lý tài chính, tài sản:

a) Lập dự toán ngân sách hng năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm của Ban Quản lý Lăng để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế tài chính, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách của Ban Quản lý Lăng trong lĩnh vực được giao;

c) Thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán theo quy định của pháp luật;

d) Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước giao.

8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Các tổ chức trực thuộc:

a) Văn phòng Ban (Văn phòng Ban được tổ chức phòng để thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc và các công việc khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao);

b) Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình;

c) Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

2. Các tổ chức chuyên trách phối thuộc:

a) Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng;

b) Trung đoàn 375 Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.

Trưởng ban ban hành quy chế làm việc của Ban, quy chế phối hợp hoạt động của các tổ chức chuyên trách phối thuộc sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an; chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức chuyên trách phối thuộc và tổ chức trực thuộc trong việc thực hiện quy chế và nhiệm vụ được giao.

Trưởng ban quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng, cấp phó (không quá 03 người) của các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Văn phòng Ban Quản lý Lăng.

2. Các đơn vị sự nghiệp công lập:

a) Ban Quản lý Quảng trường Ba Đình;

b) Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

3. Các đơn vị chuyên trách phối thuộc:

a) Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng;

b) Trung đoàn 375, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Bộ Công an.

4. Văn phòng Ban Quản lý Lăng quyđịnh tại Khoản 1 Điều này có con dấu riêng;cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ban Quản lý Lăngcác phòng để thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho người đứng đầu Ban Quản lý Lăng và thực hiện các công việc khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

5. Số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không quá 03 người.

Điều 4. Lãnh đạo Ban

1. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh có Trưởng ban và không quá 03 Phó Trưởng ban.

2. Trưởng ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và theo quy định của pháp luật; các Phó Trưởng ban do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.

3. Trưởng ban là cán bộ cấp tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4. Các Phó Trưởng ban là Thủ trưởng của các tổ chức chuyên trách phối thuộc, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, giúp Trưởng ban chỉ đạo một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Điều 5. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầuBan Quản lý Lăng

1. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, là cán bộ cấp tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và pháp luật về mọi mặt hoạt động của Ban Quản lý Lăng.

2. Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng là cấp phó người đứng đầu Ban Quản lý Lăng, gồm Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng và Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnhCảnh vệ, Bộ Công an, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đnghị của Trưởng ban Ban Quản lý Lăng; có trách nhiệm giúp Trưởng ban Ban Quản lý Lăng chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Ban Quản lý Lăng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Nhiệm vụ của Phó Trưởng banBan Quản lý Lăng do Trưởng ban Ban Quản lý Lăng phân công.

3.Số lượngPhó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng không quá 02 người.

4. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng không ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 

Điều 6. Trách nhiệm của Trưởng banBan Quản lý Lăng

1. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Lăng; chịu trách nhiệm khi có những khuyết điểm về quản lý và để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.

2. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Ban Quản lý Lăng và việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề vượt quá thẩm quyền; tham dự các phiên họp Chính phủ khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu; phối hợp với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ khác, cơ quan trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

 

Điều 7. Chế độ làm việc của Ban Quản lý Lăng

1. Ban Quản lý Lăng làm việc theo chế độ thủ trưởng.

2. Trưởng banBan Quản lý Lăng ban hành Quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo của Ban Quản lý Lăng và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó; ban hành Quy chế phối hợp hoạt động của các tổ chức chuyên trách phối thuộc sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an; chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị chuyên trách phối thuộc và các cơ quan, đơn vị tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong việc thực hiện quy chế và nhiệm vụ được giao.

Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 128/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này. 

3. Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày        tháng       năm 2017.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 37/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Bài viết khác: