Chủ nhật, 22/12/2024

Chỉ mục bài viết

 

Đã dần dần sang cuối tháng 10. Đã cuối thu, mùa đông đã bắt đầu ló dạng thi thoảng với những đợt gió mùa đông bắc sớm. Tuy nhiên dẫu sao ở phần bệ và hai khán đài bên Lăng, cũng như ngoài quảng trường cũng không hề hấn gì lắm, chỉ gay gắt, tím tái đối với anh em công nhân vẫn còn phải ngồi trên những tháp cần cẩu lớn của Liene Xô mới sang, để phục vụ những việc hoàn tất phần cuối cùng của "Xây" là phần mái. Cái khó nhất ở mái là ở bốn góc phải vát nhẹ lên theo phong cách cổ truyền. Phải ngửa mặt lên trên dàn giáo để thi công... Tuy nhiên những tin vui của Nam, Bắc như một nguồn động viên rất lớn đã làm cho anh em thợ vẫn gắng làm việc hăng say và rất khó có kết quả. Mặt khác, ở trên cao cũng có cái vui là được nhìm xuống bao quát cả toàn cảnh quảng trường Ba Đình. Thấy tất cả sự tập nập, và như thay da đổi thịt trong thấy từng ngày. Từ trên mái Lăng đang thi công, còn vui nữa là đã nhìn thấy ở dưới chân Lăng có nhiều chồng gạch Hoa cương đã được xếp đó đề rồi các thợ lành nghề ốp đã của Liên Xô với sự phụ giúp của công nhân Việt Nam được phân công đặc trách toàn bộ công việc ốp đã Hoa cương bên ngoài Lăng...

Thế rồi công việc đổ bê tông trên mái đã hoàn tất đúng ngày 30-10-1974. Ngay hôm sau 1 - 11 - 1974 toàn khối Lăng bắt tay ngay vào các công việc trát vữa trene các trần và tiến hành công tác ốp đá mầu cả ngoài cả trong Lăng với tất cả các phòng lớn nhỏ, tất cả các cầu thang, các khuôn cửa... cùng các việc trang trí khác.

Buổi đầu ốp đá mầu đầu tiên trong Lăng là ở một phòng khách. Trước mặt một số cán bộ, và một số công nhân ốp của ta, có cả tổ chuyên gia ốp đá của Liên Xô sang giúp cũng tới dự, buổi lễ dù giản dị nhưng ai cũng vẫn cảm thấy long trọng và đầy ý nghĩa. Hai đồng chí Đỗ Mười và Phùng Thế Tài cùng trực tiếp ốp hai viên đầu tiên coi như mở đầu cho cả thời kỳ ốp đá và trang trí ở Lăng... Trong căn phòng khách còn thô mộc và chưa có bất cứ bàn ghế hoặc trang trí gì, nhưng không khí "Ra quân ốp đá quý" cũng không ít vẻ trang nghiêm, đầy ý nghĩa. Khi hiệu lệnh của anh tổ trưởng ốp cất lên, lập tức hai đồng chí lãnh đạo cùng trang trọng mỗi người nâng một viên đá lên, đặt ốp vào mặt tường chính, chỗ đã có đánh dấu. Tiếng vỗ tay hoan hô vui vẻ của tất cả những người chứng kiến vang lên. Tất nhiên đã có tập dượt sẵn nên hai đồng chí thực hiện mọi động tác khá chính xác. Điều quan trọng trong việc ốp không phải chỉ là đặt viên đá vào tường thật phẳng, còn phải làm sao cho khe nối giữa viên này viên kía phải rất khít nhau, tạo cảm giác không có vữa liên kết mà chỉ có viên này và viên kia tựa, tính vào nhau. Cả hai đồng chí Mười và Tài đều làm được tốt. Thế rồi các thợ chính vào làm việc. Không khí càng thêm nhộn nhịp.

Rồi sau đó, hết phòng này qua phòng kia, ngày này qua ngày khác, công việc ốp đã được tiến hành khá mau lẹ. Phòng này mầu vàng, phòng kia mầu hồng, phòng nọ màu xanh vân... Tất cả đều tựa như từ trong mơ hiện ra. Mới hôm qua tất cả còn là những bức tường trần trụi mầu xi măng trắng mốc. Hôm nay đã như được khoách những tấm áo mới nuột nà với những màu xác khác nhau, nơi sang trọng, nơi nên thơ, hoặc trầm ấm, sâu sắc... Ốp đá là một ngành mới ở nước ta, thợ ta cũng toàn thợ mới, tay nghề còn non, nhưng do được học tập tốt, hơn nữa với tinh thần có thể coi như đặc biệt của những con, cháu muốn đem hết sức, hết tài trí của mình ra để làm đẹp Lăng của Bác nên nhìn chung kết quả của công việc là đáng khích lệ. Chính những anh thợ chuyên nhiệm ốp đá của Liên Xô cũng đã vui vẻ thốt lên như thế.

Nhưng đẹp nhất, ấn tượng nhất phòng nơi Bác sẽ về. Toàn phòng đã được ốp bằng đá Cẩm thạch của Hà Tây - loại đá có vân hoa đẹp như mây vờn, màu trắng trầm sâu trang nhã không những tạo được mỹ cảm mà còn cả sự tôn nghiêm và sự yên tĩnh và cao quý. Cũng ở phòng này, phía trên bức tường chính - phía sau bệ hoa cương nơi Bác nằm - nổi bật lên hai lá cờ Đảng và cờ Tổ quốc kỳ, được ốp ghép bằng 4000 mảnh đá nhỏ đã được cắt mài cực kỳ khéo léo, tinh vi, đén mức ai chợt trông thấy có thể tưởng như cả lác pử cũng đang lay bay nhẹ nhàng. Tìm được đúng đá quý cò màu đỏ cờ, rồi mài dũa và lắp ghép được nên hai lá cờ này là một kỳ công. Thoạt đầu không tìm đâu ra thứ đá đỏ như cờ. Các nơi gầy, xa đã cố công tìm kiếm khắp, đều không có, chỉ riêng Thanh Hoá đem về được đá Cẩm Vân. Nhưng chỉ đỏ nhờ nhờ, hoặc màu da cam. Đã gần như hết hy vọng thì bỗng có tin báo về: có một can bộ địa chất đã cố gắng lăn lội tiếp sâu vào tận một thôn nhỏ của làng Ruồng xã Điền Hải huyện Bá Thước - một huyện ở vùng rừng núi xa xôi phía tây Thanh Hoá - nơi có dấu chân voi chiến của Lê Lợi xưa luyện quân ở đấy để chống ngoại xâm dành lại đất nước. Phát hiện ra thứ đá đỏ này là nhờ bà con dân tộc Mường ở Ruồng mách bảo. Một số đá mẫu đã được tổ địa chất đưa ngay về Hà Nội. Các nhà chuyên về đá quý hiếm, các nhà địa chất lão luyện, các nhà khoa học uyên bác đã được tập trung ngay để làm các xét nghiệm... Và cuối cùng tất cả cùng reo lên "Đá đỏ đây rồi! Hoàn toàn là màu cờ đây rồi!" Tin vui lập tức được báo cáo nay lên Bộ CT. Thế rồi một công trường khai thác đá đỏ ở Ruồng - Bá Thước đã được Tỉnh uỷ Thanh Hoá và Huyện uỷ, Uỷ ban hành chính Bá Thước đã được mở ngay tại chỗ. Hàng nghìn thanh niên nam nữ trong huyện đã tình nguyện tới công trường để khai thác thứ đá đỏ đặc biệt ấy. Tuy nhiên lại không có nhiều đá này. Sau hàng tháng trời chỉ khai thác được đủ số đá cần dùng. Nhân dân địa phương nói đó là "Trời đã định thế. Chỉ cho mình đủ đá quý để ghép cờ ở Lăng Bác". Còn đá màu vàng để ghép ngôi sao trên quốc kỳ và hình bừa liềm trên cờ Đảng cũng đã kiếm được. Một điều nữa rất hay đã xảy tới: Khi sắp ghép cờ, đồng chí Nguyễn Văn hiếu thay mặt Đảng bộ và nhân dân miền Nam đem ra hai viên ngọc Mã não để dâng lên Lăng BAc, một viên màu đỏ, một viên vàng. Bộ CT đã đón nhận và quyết định ngay - theo gợi ý của các nhà chuyên môn và các cán bộ khác - viên Mã não đỏ ghép với cờ Tổ quốc, còn viên Mã não vàng thì ghép vào chỗ hai cán búa, liềm đều màu vàng giao nhau trên cờ Đảng. Sự việc đã được giải quyết quá hay, làm mọi người vô cùng hài lòng, hoan hỉ.

Nhưng không phải chỉ có hai lá cờ hết sức quý báu ấy, trong công việc trang trí và ốp đá ở Lăng còn có một trọng điểm nữa: ấy là tiền sảnh ở dưới tầng bệ - nơi bất cứ ai vào Lăng viếng Bác trước hết cũng phải qua sảnh rồi mới lên được phòng Bác. Tiền sảnh được ốp đá hoa cương màu hồng đậm, ấm áp mà đẹp. Sảnh rộng nhưng không bày một thứ gì ngoài mấy chậu cây nhỏ dưới chân bức tường chính diện. Sự thoáng rộng đã làm tăng thêm vẻ sang trọng của toàn sảnh. Nhưng điểm mấu chốt có tác động mạnh hơn và thu hút được sự chú ý của mọi người ngay trong những giây phút đầu tiên đầy xúc cảm bước vào sảnh này là ai cũng nhìn thấy trước hết bức tường lớn chính giữa đã có gắn ốp bằng đá quý câu nói tuyệt vời, bất hủ của Bác như đã thành chân lý không phải chỉ cho riêng Việt Nam mà như cho cả loài người: "KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO". Bên dưới, là chữ ký của Bác được phóng to: "HỒ CHÍ NMINH" rất đẹp, rất chính xác. Tất cả toàn một màu vàng ròng...

Đó là trong Lăng, ở mặt ngoài, đá ốp toàn bộ là hoa cương loại 1. Công tác ốp đá này hoàn toàn không giống ốp các đá men xứ thông thường. Hoa cương và các loại đá quý, lại rất nặng, rất khó ốp, phải có kỹ thuật và có cả mỹ thuật. Từ việc chuẩn bị đá đã hết sức phức tạp: chọn loại nào với loại nào cho đúng thiết kế, không được lầm lẫn, để cho nhà máy xẻ rồi mài cho đúng với kích cỡ thật chính xác. Rồi phải khoan lắp các móc sắt để móc treo vào mành sắt gắn trên các mặt tường bê tông. Ốp treo cũng phải chính xác, các mảnh đá phải theo thứ tự đã có đánh số; không được lầm lẫn, tuỳ tiện. Đá đã được đánh số từ 1 trở đi, không được tuỳ tiện ốp gắn vào ô số 2 hoặc số 3... Các hàng cũng thế đều đã tĩnh toàn, và có đánh số hết, các mảnh đá ở hàng số 1 không được lẫn xuống hàng số 2 hoặc số 3... và ngược lại. Công phu và nghệ thuật đến thế quả là chưa hề có ở nước ta... Để thực hiện công việc rất tỉ mỉ, khoa học ấy phải chia đội, đội phải chia tổ. Mỗi đội từ 50 tới 60 người. Mỗi tổ từ 12 tới 15 người, mỗi tổ còn chia thành 2 nhóm. Phải toàn là những tay thợ lão luyện của Nga cả. Nhân viên phụ tức quân ta chủ yếu là đổ vữa. Trong kỹ thuật ốp đã quý, việc xác định và đặt trung "Tim" là quan trọng bậc nhất, kể cả "Cao độ" cũng là điều quan trọng không kém. Nếu ốp mà sai "Tim", sai "Cao độ" là phải sửa lại rất khó khăn phức tạp, ngay thợ giỏi có khi cũng sai, phải làm lại cả từng hàng, hoặc từng cột... Cho tới khi ốp xong, còn biết bao công việc nữa như lau chùi, và rửa đá... Đó là chưa nói tới thời tiết. Công việc ốp đá đang vào mua đông. Bên trong Lăng còn đỡ, ngoài Lăng gió lạnh nhiều hơn như cắt da cắt thịt. Khi ốp lên cao càng gay go, quyết liệt... Tuy nhiên các chuyên gia và anh em thợ Liên Xô vốn quyen khí hậu miền nhiệt đới gió mùa, cũng khó chịu cả cái rét ẩm ướt ở nước ta, dù họ là dân xứ tuyết. Tuy nhiên không một anh nào xin nghỉ việc dù chỉ một ngày.

Đồng chí Trường Chinh đã ra tận nơi chỗ anh em thợ Liên Xô ốp đá ngoài Lăng để thăm hỏi và động viên. Một anh thợ ấy đã cười rất hiền đáp lại "Anh Năm" của chúng ta bằng mấy câu tiếng Việt bập bẹ: "Bác Hồ cũng là của chúng tôi là!"...

Thế đấy, toàn Lăng đã dần dần như được khoác bên ngoài một bộ áo hoàn toàn mới bằng vủi quý màu xám xanh với những đường vân hoa chìm rất sâu và sang trọng. ốp đến đấu toà Lăng đẹp và uy nghi đến đấy....

Cùng thời gian này anh em công binh cũng dốc sức lao vào việc lắp máy. Có thể như nhìn thấy ngày toàn thắng của công trường sắp đến rồi! Đã từng luôn nhắc nhở, nhưng tới lúc này các đồng chí lãnh đạo vẫn nhắc anh em phải: "Hết sức thận trọng, hết sức tỉ mỉ, chu đáo, không được chủ quan sai một ly trong công việc". Đồng chí Phạm Văn Đồng cũng đã đến với anh em Tiểu đoàn 2 công binh lắp máy trong những ngày đông giá lạnh nhưng công việc lại rất "Nóng", thậm chí "Rất nóng" này. Thời gian đang dục dã. Đồng chí cho biết: đồng chí được nghe báo cáo và rất thông cảm là phần lắp máy đã phải vào cuộc chậm hơn anh em bên "Xây" do bản thiết kế thi công tháng 3 - 1974 vừa qua mới xong, và chậm còn do việc Liên Xô phải đặt một số máy móc, nhất là hệ thống thông hơi, điều hoà không khí - bộ phận quan trọng nhất và cũng lớn nhất - phải đặt làm ở Nhật, Mỹ, Đan Mạch.... nay vẫn chưa về, còn phải chờ. Vẫn theo lời "Bác Tô", tất cả các đồng chí lãnh đạo đều biết anh em rất tích cực, đã chủ động tranh thủ lắp được hàng tấn máy, điều này tất cả anh em các bộ phận khác cũng đã biết, rất đáng hoan nghênh.. Nghe ý kiến đồng chí Thủ trưởng, anh em lắp máy rất cảm động thấy đồng chí cũng rất sâu sắc và giàu lòng cảm thông. Anh em đã báo cáo: nay anh em đang làm tiếp công việc hoàn thiện phần điện trạm nguồn. Các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật đã tới để giúp anh em trước hết là lắp trạm biến áp 3x1000KVA. Cụm này được coi là "Quả tim của công trình"... Rồi còn phải đưa, đặt nhiều động cơ điện từ 0,6 tưới 2000KW vào vị trí cho đủ. Rồi còn phải đưa, đặt nhiều động cơ điện từ 0,6 tưới 2000KW vào vị trí cho đủ. Rồi còn buồng điều độ trung tâm, ở đó phải lắp các bảng điều khiển, kiểm tra hệ điều hoà không khí... Tuy không nặng nhọc, vất vả lắm, nhưng phần này đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao nên cũng thợ cũng khá căng thẳng. Nhưng anh em hiểu các bảng này rồi sẽ thay con người làm những việc chi li, tinh xảo, tự động báo những con số, những sai sót để kịp thời điều chỉnh hệ thống điều hoà... Vẫn chưa hết, còn tổng đài điện thoại 100 số, còn hệ truyền hình công nghiệp cũng đang bắt đầu lắp rất công phu, tỉ mỉ... Nhưng còn quan trọng hơn, anh em báo cáo là đã lắp được 6 trạm lạnh tới cần thiết cho hệ thống thông hơi điều hoà nhiệt độ, và cũng đã giúp đỡ, kiểm tra liên tục các đường ống thông hơi sản xuất ở "Xưởng dã chiến" ngay gần công trường. Những ống này sẽ để phục vụ cho hệ thống thông hơi điều hoà nhiệt độ... Miệng báo cáo mà trong lòng anh em cứ sợ bác Đồng thấy quá nhiều việc mà lo ngại cho sức khoẻ của anh em. Tuy nhiên vẫn cứ phải báo cáo và nhấn mạnh tới sự mong đợi nhất của anh em lúc này là hệ thống thông hơi, và điều hoà nhiệt độ - hệ thống máy quan trọng bậc nhất ở đây cùng các vật tư đặc biệt phục vụ chung quanh bệ đặt thi hài Bác từ hòm kính tới bộ máy chuyển Bác xuống phần một để làm thuốc rồi lại nâng Bác trở lên bệ hoa cương với khả năng vận chuyển an toàn cả trong tình huống có bom đạn ở ngay tại địa điểm này... Cả hai khối vật tư này đều chưa sang. Nhưng anh em cũng được biết trước là khi các vật tư ấy sang, các chuyên gia Liên Xô sẽ được phân công chủ yếu chịu trách nhiệm lắp rắp toàn khối vật tư của vị trí đặt thi hài Bác-tất nhiên cũng có anh em Việt Nam phù trợ và để học tập thêm. Còn phần lớn, anh em ta chủ yếu phụ trách khối vật tư, máy móc của hệ thống thông hơi điều hoà nhiệt độ... Đồng chí Đồng lắng nghe và tỏ ra rất hiểu và càng cảm thông trước tinh thần và tình cảm của anh em. Trước khi ra về đồng chí chỉ còn dặn thêm một câu như gan ruột: "Các đồng chí vừa là chiến sĩ lại vừa là công nhân, vậy hãy tiếp tục nêu cao tấm gương tiên phong và quyết tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của "Bộ đội Cụ Hồ!".

Tất cả các chiến sĩ xúc động, cùng mạnh mẽ hô vang những lời hứa nồng cháy của mình, và tiễn đồng chí Thủ trưởng ra về.

Thế rồi anh em lại bắt tay ngay vào các công việc của mình với máy lớn, máy nhỏ, sắt, thép, điện, nước, gió, hơi... Thi thoảng ngoái nhìn ra phía quảng trường thấy đã cỏ xảnh đã bắt đầu hiện lên từng mảng lớn, lính ta lại càng sốt ruột mong hệ thống thông hơi điều hoà nhiệt độ Một cậu bung ra một câu đùa, vui mà cũng... cay:  Khéo mọi người sẽ ra về hết, chì còn cánh tay ở đây đợi máy và dự quốc khánh 1975 ở đây luôn!".

Nhưng rồi chỉ mấy hôm sau, "Đùng" một cái, tin vui lớn bay về như chớp giật sáng loà cả công trường: Tầu chở vật tư của hệ thống thông hơi điều hoà nhiệt độ đã về tới phao số 0 của cảng Hải Phòng! Tất cả cán bộ, công nhân, cả bên Lăng, cả quảng trường đều như nhảy cả lên reo mừng.

Đồng chí Đỗ Mười cấp tốc triệu tập các cán bộ có nhiệm vụ tổ chức vận chuyển "Hàng" đến hội ý. Mệnh lệnh: Phải về sơm. Chỉ cho 5 ngày! Trên này sẽ lo hỗ trợ các mặt về tầu xe và giao thông! (Thông thường "Hàng" lớn như thế này phải hàng tháng mới lên tới Hà Nội. Đúng là mệnh lệnh như lửa cháy). Một chiếc "Con măng ca" đưa anh em vù đi Hải Phòng nay, chở theo mấy cán bộ Đường sắt, mặc dầu trời đã tối. Đúng 23 giờ 30 hôm đó đoàn cán bộ Hà Nội gặp giám đốc Cảng, treo lệnh của trên. Sau một thoáng suy nghĩ, ông giám đốc cảng đề nghị: Dẫu sao cũng khuya rồi, để sớm mai, các phái viên của hà Nội sẽ cùng ông sẽ ra thẳng phao số 0 gặp chủ tầu làm việc trực tiếp luôn. Đồng ý. Sáng kiến hay mà cũng tích cực! Đúng 5 giờ 30 sáng hôm sau, sương mũ còn chưa tan, một chiếc canô chở đoàn cán bộ Cảng và Hà Nội đã lướt sóng nhanh chóng ra tới phao số 0, cặp mạn con tầu Balan rất lớn do Liên Xô thuê để chuyển hàng sang ta. Giám đốc Cảng thông báo cho chủ tầu là ngay chiều nay, chờ con nước, tầu này sẽ được phép ưu tiên số 1 trong số 15 tầu khác cũng đang chờ ở đây, vào cảng trước. Nghe xong chủ tầu hết sức vui mừng. Chưa nói chuyện gì nhiều, ông ta mở ngay sâm banh mời đoàn khách. Nhưng khách cần về ngay, chỉ chiếu cố mỗi người nhấp một chút rồi bắt tay chủ chủ tàu, xuống ca nô ngay...

Trong khi đó ở Hà Nội, Tổng cục Đường sắt cấp tốc điều 9 toa xe lửa võng xuống ngay Hải phòng để đón hàng. Phải là toa xe võng vì biết trước là hàng lớn, quá khổ, chở toa thường sẽ không qua nổi cầu Long Biên. Nhưng các xẽ võng đều nằm rải rác suốt từ Lạng Sơn, Hà Nội tới Thanh Hoá. Để không lỡ thời gian, các trưởng ga có toa xe võng đều nhận được lệnh cho một đầu máy cấp tốc kéo ngay toa xe ấy xuống Hải phòng bất cả ngày đêm.

Ngay đêm ấy con tầu chở hàng Liên Xô thuê đã cập bến Hải phòng Cũng đêm ấy các toa xe võng cũng đã được nhanh chóng được nhanh chóng được tập trung ở ga Hà Nội rồi được đưa xuống thành phố biển luôn. Sự hiệp đồng thật tuyệt vời có lẽ chưa bao giờ từng có ở đây. Các đội bốc xếp cũng được Tổng cục Đường sắt trao trách nhiệm điều khiển đoàn xe lửa đặc biệt này. Mỗi toa xe còn có một Công an bảo vệ và một công nhân cầm một cây sào dài, để khi tầu gặp phải những nơi có giây điện giăng ngang sẽ dùng sao này đẩy cao giây lên cho tầu qua...

... Thế rồi công việc bốc xếp hàng từ tầu lên bến cảng đã hoàn tất với với một tốc độ phi thường chưa từng có, mà không một thiếu sót... Tiếp đó, các máy móc được cố định rất chắc chắn trên các toa xe võng. Và đoàn tầu đặc biệt với hoa và cờ đỏ thắm trên đầu máy, thét một hồi còi dài đầy vui mừng và cả kiêu hãnh, từ từ chuyển bánh... Suốt dọc đường sắt, ga nào cũng có nhân dân, ra chào đón.

Tầu về tới Hà Nội, đã có một đoàn xe tải chờ sẵn nhận hàng rồi chở thẳng về quảng trường Ba Đình. Cuộc đón tiếp giản dị nhưng vẫn đầy không khí trang trọng nhất là đầy vui mừng không khác gì đón gỗ, đá quý từ chiến trường trở ra.

Các chuyên gia Liên Xô được uỷ nhiệm kiểm luôn các mặt hàng. Thật tuyệt! Tất cả 240 tấn thiết bị dù qua bao biển lớn về tới đây vẫn hoàn toàn đầy đủ và nguyên vẹn... Một kỹ sư Nga vui vẻ nói đùa: "Lúc này chỉ cần thiếu một bộ phận nhỏ, chúng tôi chỉ còn biết ... khóc".

Nhưng chưa hết, một tin mừng lớn nữa lại tới.

Điện từ sân bay Gia Lâm báo về: Vật tư của Lăng Bác cũng đã tới!. Biết là những gì rồi: Đó là những thiết bị quý hiếm và rất hiện đại mà trong nước chưa hệ có, để hoàn chỉnh bệ đặt thi hài Bác. Ngay lập tức một nhóm cán bộ rất tin cậy được phái sang Gia Lâm ngay sáng hôm sau. Đúng 10 giờ, chiếc máy bay vận tải số hiệu 42988 hạ cánh. Một đội xe nối nhau bon bon tới ngay cuối máy bay. Hàng được chuyển xuống khá nhanh gọn. Phấn khởi qua,s các cán bộ, sĩo quan ta yêu cầu tổ lái máy ban cùng chụp chung một "Pô" ảnh làm kỷ niệm, rồi nhảy lên xe, ra lệnh thẳng tiến về quảng trường Ba Đình.

Các đồng chí lãnh đạo cùng các chuyên gia Liên Xô đã có mặt ở đó chờ sẵn. Hội trường Ba Đình đã được chọn làm "Kho" lưu giữ các vật tư đặc biệt quý hiếm này trước khi trao choanh em lắp máy. Tất nhiên như đã có quyết định, các chuyên gia sẽ trực tiếp lắp ráp toàn bộ các vật tư mới sang, dễ hiểu vì họ đã có học và giầu kinh nghiệm để làm tốt việc này, còn anh em Việt Nam sẽ làm lực lượng phụ trợ, cũng là để học thêm nghề...

Thế rồi ngay sau đó, ngày 1 tháng 3 năm 1975, Ban xây dựng đã phát động một đợt thi đua mới với thời hạn 40 ngày phải hoàn tất tốt đẹp cả việc lắp máy trên nơi Bác nằm, xong cả toàn bộ hệ thống máy thông hơi và điều hoà nhiệt độ dù rất to lớn và hết sức nặng.

Bộ phận cán bộ, chiến sĩ công binh lẽ cố nhiên lại vinh dự được phân công hỗ trợ bạn lắp ráp vật tư mới sang, để hoàn tất bệ sen sẽ đặt thi hài Bác và lắp đặt toàn bộ hệ thống máy thông hơi điều hoà "Lá phổi" của toàn Lăng. Đến gặp các chuyên gia Liên Xô, các chiến sĩ ta cùng bạn vào việc luôn. Anh em ta đều đã hiểu trong tất cả các máy móc tinh vi, hiện đại ở đây thì lồng kính (quan tài kính) là quan trọng hơn hết. Các tấm kính vốn được tháo rời khi chuyển bằng máy bay, nay sẽ được lắp lại bằng loại keo rất đặc biệt. Kính dày 20mm do công nghiệp vũ trị Nga sản xuất, cực kỳ trong suốt, đạn bắt không vỡ, mảnh lựu đạn không hề hấn gì, ánh mặt trời xuyên qua cũng không bị khúc xạ. Kính hai bên được lắp nghiêng góc 24 độ để nhìn rõ mà không biến hình, biến dạng. Trên móc hòm kính là hàng chục bộ các loại đèn với nhiều tia chiếu qua một hệ kính lọc, bảo đảm ánh sáng có thể tự điều chọn màu sắc và hạn chế nhiệt... Lắp đặt được tất cả những thứ này, các chuyên gia bạn cũng phải hết sức thận trọng từng động tác, toàn tâm trí đều để cả vào đấy với một niềm kính yêu chung vô bờ bến đối với Bác. Họ đã từng nói rất chân thành với các cán bộ và chiến sĩ ta "Bác Hồ cũng là của chúng tôi mà!".

Trong khi ấy, công việc của anh em công binh lắp hệ thống thông hơi điều hoà không khí cũng lao vào việc với tất cả tinh thần và sức lực của mình... Toàn là máy lớn, rất nặng. Công việc này cũng gần như rất mới mẻ với cán bộ, chiến sĩ ta, mặc dầu từ tháng 9 năm 1973 - năm khởi đầu xây Lăng, Ban chỉ đạo đã sớm cho một bộ phận cán bộ kỹ thuật sang Liên Xô để tham gia thiết kế, nắm trước được thiết kế và học cả phương pháp thi công để về nước chỉ huy lắp đặt máy. Nhưng nay đứng trước những máy móc lớn, tối tân này, anh em ta vẫn không khỏi lo lày sẽ phải vất vả tìm hiểu vì đây là sản phảm làm từ tây Âu, nhiều phụ tùng, linh kiện, mô-đun... rất khác của Liên Xô. Nhưng các chuyên gia và anh em ta bắt tay nhau cùng hứa hẹn: Mọi chuyện rồi sẽ phải tốt đẹp cả.

Một cuộc "Thi đua lắp ráp 40 ngày" đã được lãnh đạo phát động khá tưng bừng, coi như đợt thi đua cuối cùng. Các đồng chí lãnh đạo dù sao vẫn hết sức căn dặn: "Phải hết sức thận trọng! Phải tỉ mỉ, chu đáo! Không được để xảy ra sai sót, dù chỉ một lỳ!". Rất cẩn thận, không những động viên, căn dặn, các đồng chí lãnh đạo còn tổ chức một bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ anh em thi công, gồm khá đông đảo cán bộ chuyên môn giỏi của các ngành: kỹ sư, cán bộ kỹ thuật thông hơi, điều hoà, điện, cơ khí, cả cấp thoát nước và trắc đạc... Rồi tất cả cùng vào việc. Mặt bằng thi công có phần chặt hẹp. Các máy móc, kể các đường ống hơi, ống nước... hầu hết đều rất cồng kềnh và rất nặng. Lúc này trên Lăng, anh em làm trang trí vẫn còn một số việc chưa xong như sơn, trát vữa, kể cả thợ điện, thợ nước... cho nên trên một khu vực tác nghiệp mà gần như có đủ các thứ "Quân": thợ cơ khí lắp ráp, thợ xây, thợ điện, thợ nước... Phải lợi dụng dàn giáo và các phương tiện của nhau mà làm. Cán bộ chỉ huy các tổ lắp máy đã cùng anh em quyết định làm cả 3 ca và thêm kíp nữa... Quang cảnh tấp nập, và tựa như đèn cù: Mới đêm qua trong phòng này anh em xây còn làm chủ, sáng sớm mai anh em thợ điện đã "Xung phong" vào ngay với nào ống hơi, nào ống điện và leo trèo lên như vượn để lắp. kéo dây chằng chịt trên các bức tường... Công việc luôn luôn phải đan xen liên tục. Nhưng không vì thế mà làm ẩu. Anh em vẫn luôn nhớ câu: "Chất lượng là mệnh lệnh của trái tim". Và cùng nhắc nhau: "Đoàn kết hợp đồng". Không khí làm việc như có men say. Những sáng kiến to, nhỏ không ngừng nảy nở như: hệ thống lạnh ở phòng trung tâm của Bác đã được cán bộ, chiến sĩ cùng góp trí, góp sức cải tiến được hệ điều khiển, nếu cứ để thao tác bằng tay sẽ chậm, khả năng xử lý khi có sự cố e không kịp, và bình thường mỗi lần có người ra vào tiếp xúc với các máy, sự ổn định nhiệt độ trong phòng Bác sẽ dễ bị hở van đột ngột. Hoặc như trong "Hào thông hơi" từ phần ngầm lên tới tâng kỹ thuật cao 21 mét (trên mái Lăng), không những có 5 ống hơi lớn mà còn là vị trí của thang điện. Đường ống dài, theo phương thẳng đứng, các ống rất sát nhau không có chỗ để thao tác bảo ôn và xử lý độ kín của các mối nối... Vậy làm sao có thể lắp tốt, tránh được mọi nguy hiểm? Các kỹ sư và công nhân ta đã bàn nhau và đã có giải pháp: phân đường ống ra thành nhiều đoạn, mỗi đoạn từ 2 đến 3 ống ghép lại. Rồi dùng tời để kéo từng đoạn ống lên và liên kết các đoàn với nhau; cứ thế lần lượt lắp đến đoạn cuối cùng. Kết quả là 5 ống nước được lắp rất nhanh, chất lượng tốt, an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị. Cùng với các sáng kiến, các tấm gương lao động quên mình cũng liên tiếp xuất hiện cả trong hàng ngũ cán bộ, cả trong chiến sĩ.

Và cứ như thế, cho tới đúng ngày thứ 40 của đợt thi đua mới, cũng coi như cuối cùng, tất cả cán bộ chiến sĩ đều reo vang: "Chiến thắng! Chiến thắng!". Ấy là một ngày cuối tháng 12 năm 1974 không quên, khi mùa đông đang vào thời kỳ rét ngọt, nhưng hương xuân mới - xuân ất Mão - đã sớm như phảng phát đâu đây để gợi báo những tin vui to lớn và lịch sử cho Hà Nội và nhân dân của miền Bắc: trong Nam ta đang đánh rất mạnh, càng đánh càng thắng, Thiệu đã có nguy cơ xụp đổ đến nơi...!

Cũng trong những ngày cuối tháng 12-1974 hết sức sôi nổi này, Bộ CT lại có một cuộc họp lớn hết sức quan trọng nữa với các Tư lệnh chiến trường triệu từ trong Nam ra, để nắm lại tình hình đang diễn ra rất mau lẹ, nhận định về thời cơ lớn liệu đã bắt đầu có dấu hiệu xuất hiện? Và xác định quyết tâm chiến lược đánh lớn, đánh ngay, nhằm sớm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Trong lúc này, ở Lăng Bác công việc cũng đang đi vào giai đoạn cuối rất khẩn trương, các đồng chí lãnh đạo cũng hạ quyết tâm dứt điểm hoàn thành đúng kế hoạch 2 năm xây dựng... Hai sự việc lớn ở hai đầu Tổ quốc dường như đã có sự trung hợp thật kỳ diệu.

Đã sang xuân 1975. Thêm rất nhiều tin mới nóng bỏng báo ra: Trong Nam, quân dân ta tiếp tục chiến thắng gần như chẻ tre. Đồng thời ngoài Bắc, nhân dân ở các tỉnh, các quân khu đều biết khá rõ: nhiều đơn vị của quân đội đã im nặng nhưng rất dồn dập, cấp tốc di chuyển, mà ai cũng có thể đoán biết là vào Nam để tăng cường sức chiến đấu cho Mặt trận. Ngay trong lòng Hà Nội, nhiều tướng lĩnh trên Bộ, nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp các quân binh chủng cũng hết sức nhanh gọn rời khỏi thành phố, mà các gia đình đều biết là cũng lên đường vào hoả tuyến. Chưa bao giờ có cảnh cả nước ra trận như khi ấy. Đi bằng xe hơi. Đi bằng xe lửa, Đi đường bộ. Đi đường biển. Đi cả trực thăng. Đi cả máy bay vận tải, vượt tuyến đêm đổ quân ngay trong lòng địch.

Thế rồi cuối tháng 4 trời đất như sáng loà. Tin vui bay về như pháo nổ như mưa hoa: Sài gòn đã được hoàn toàn giải phóng. Toàn miền Nam của Tổ quốc đã được giải phóng hoàn toàn!

Niềm vui tràn ngập từ các thôn xóm hẻo lánh cho tới tất cả các thành phố lớn, nhỏ, từ miền xuôi lên miền ngược, từ biển lên rừng... Niềm vui ngây ngất. Niềm vui không chỉ bật ra bao tiếng reo, tiếng cười, mà còn trào cả ra bao nước mặt sung sướng. Đất nước quả là chưa bao giờ có niềm vui to lớn và xúc động đến như thế. Có lẽ cũng vì máu xương dân ta đã đổ ra đã khá nhiều rồi, chiến tranh đã quá dài, trên thế gian này có lẽ gầy đây chưa đâu có cuộc chiến tranh liền 30 năm. Đã chiến tranh là có máu xương, có chia ly, đau khổ, có lỡ làng, cay đắng... và trăm điều, ngàn điều gian truân cực khổ khác. Nay nghe tin chiến thắng có người khóc nhiều hơn cả cười, vì quá mừng, quá vui - mừng vui như trong một cơn mê không dám tin ngay là có thực, nhất là vợ những người vợ lĩnh, cha mẹ già của những chiến sĩ đã ra đi biền biệt... Khóc và cười. Cười và khóc. Tưởng trong những ngày như cuồng cả lên vì đại thắng, không ai còn có thể làm gì nữa ngoài reo cườn và khóc-khóc vì mừng. Nhưng không phải thế. Ở công trường Lăng Bác và quảng trường Ba Đình dù có bị gián đoạn gần như mất một buổi sáng cực kỳ mừng vui, đến chiều mọi công việc vẫn lại tiếp tục. "Đại thắng rồi, toàn thắng rồi, gắng nữa lên để mau đón Bác trở về Thủ đô yêu quý!..." Các cán bộ càng ra sức động viên.

Tháng 5 năm 1975. Không khí chiến thắng vẫn còn như chưa hết ngây nhất. Dân Hà Nội càng đến xem xây dựng Lăng và quảng trường thường xuyên hơn. Hôm ấy, có ba người vốn chó nhiều "Duyên" với nơi đây từ lâu cũng đi xem. Đó là ông Phạm Văn Khoa nhà hoạt động sân khấu và viết kịch và là cán bộ Việt Minh từ tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, đã được thành uỷ Hà Nội trao cho trách nhiệm làm gấp lễ đài Ba Đình để kịp ngày 2-9-1945. Người bạn đã gắn bó cùng ông trong việc này là kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh tác giả đã thiết kế lễ đài gọn nhẹ mà khá đẹp khi ấy. Người thứ ba là hoạ sĩ Trần Văn Hán, người cũng đã góp ý với ông Quỳnh vẽ kiểu lễ đài xưa cũng đi theo. Với tư cách những người đã trực tiếp làm lễ đài gỗ hồi cách mạng 8 - 1945, lần nào tới đây, ba ông đều được mời vào trong hàng rào công trường chưa dỡ, được tới gần Lăng và ra cả quảng trường. Coi như "Người nhà".

Cả ba đều ngạc nhiên và thích thú: Toàn bộ Lăng đã được dỡ bỏ các dàn giáo, hiện ra như mới lạ, và đẹp hơn lên nhiều so với khi còn bị dàn giáo vây quanh dày đặc, dù khi ấy vẫn nom thấy được, nhưng không sướng mặt như hôm nay.

- Hôm nay mới thực sự được xem rõ. Khá lắm! phải không hai "Ông?". Kiểu dáng không giống đâu hết, từ Âu sang á, cả Mỹ la tinh. Việt Nam lắm! Dản dị, thanh nhã mà cao quý!. Dân gian mà hiện đại! Không hề nệ cổ tí nào. Đúng là tính cách của "Cụ". Phải không? Ông Khoa nói đầy sảng khoái.

Ông Quỳnh gật đầu:

- Còn một vẻ gì như sâu xa lắm nữa, các anh ạ. Càng thấy làm Lăng để lưu giữ "Cụ" là phải quá. Thử hỏi, đấy, bây giờ đại thắng rồi, ít nữa bà con trong Nam ra còn thấy ai? Vẫn được trông thấy Cụ là một chuyện lớn lắm, thiêng liêng lắm, vĩ đại lắm các anh ạ, tôi nghĩ Thế!

Đứng ngắm mãi, dường như càng ngắm lại càng thấy đẹp. Việt Nam có chữ "Duyên thầm". Phải chăng ở đây đúng là một vẻ đẹp hoàn toàn không phô trương, không loè loẹt, diêm dúa, không trạm trổ, hoa lá, rồng phượng... cầu kỳ. ở đây là một vẻ đẹp với hầu như chỉ toàn mặt phẳng với những đường thẳng ngang dọc rõ ràng, dứt khoát, nhưng lại rất thanh tao, mềm mại và sâu kín như ông Ngô Huy Quỳnh nới. Càng ngắm càng thấy ý nhị, càng thấy gần gũi, càng thấy nhuần nhị, sang trọng mà kín đáo, cao quý mà dung dị...

Rồi cả ba cùng quay ra quảng trường. Nơi đây cũng vẫn chưa hoàn toàn xong tựa như bên Lăng cũng vẫn còn một số việc dù không lớn nhưng phải giải quyết nốt cho thật hoàn chỉnh cả trong lẫn ngoài. Nam nữ thanh niên, công nhân và cả bộ đội vẫn còn khá đông, nhộn nhịp khắp chỗ. Nơi vẫn còn đang đặt tiếp các công tiêu nước quanh quảng trường. Nơi vẫn đang chôn nốt các cáp ngầm cho hệ thống phát thanh và truyền hình. Nhưng tất cả trên 168 ô vuông cả xanh đã xong cùng những con đường bê tông phủ sỏi chạy ngang dọc đều tăm tắp. Tất cả đã tạo cho quảng trường nay đã khá rộng lớn hơn, một kiểu trang trí mặt bằng đẹp và độc đáo có lẽ trên thế giới này không đâu có. Đứng ngắm mãi sân cỏ đặc biệt ấy, sau đó ba ông bạn rủ nhau đi xem hoa và cây cảnh mà theo các ông cũng là một đặc điểm nữa của quảng trường hôm nay. Thật vậy, mặt bằng 3 ha với 168 ô cả xanh cùng những con đường sỏi ngang dọc như bàn cờ, và hoa và cây cảnh như cả một thế giới hoa tươi đẹp của Việt Nam được thu nhỏ lại quanh Lăng và quảng trường là hai đặc điểm nhất ở đây mà không phải ở đâu đâu cũng có. Ba ông bạn cùng đi tới cửa Lăng để ngắm hai cây đại rất đẹp, tuy không là loại cây lạ nhưng quả là mà hai ông chưa từng thấy ở đâu có. Cây đại như ở đây. Không cao, nhưng cành mập, khoẻ, dáng tròn, đẹp một cách rất cổ kính, hoa trắng thơm - mùi thơm rất hiền triết làm tăng thêm vẻ trang nghiêm và siêu thoát của công trình. Nhìn ra đường Hùng Vương chạy ngang qua ngay trước Lăng - nay đã được cải tạo lại mặt bằng rộng 60 mét bằng bê tông cốt thép để có thể diễu binh lớn với xe pháo hạng nặng. Dọc con đường đó là hai hàng Vạn tuế trông trước hai lễ đài hai bên chính Lăng. Vạn tuế cũng không phải loại cây lạ nhưng quý với thân mập thẳng, lá xum xuê trên ngọn, xanh ngắt, nom trang nghiêm như hai hàng tiêu binh đứng gác trước Lăng. Bên kia đường Hùng Vương còn có hai hàng Chò nâu từ đất tổ Hùng Vương đem về, với thân cao, thẳng, tán lá rộng xanh xẫm, dáng thật mạnh mẽ, hiên ngang tạo nên ý tưởng về một sự bền vững, bất khuất... Và ở hai đầu ngoài cùng của hai lễ đài là hai dặng tre luông mập mạp, cao lớn, xanh tốt lạ thường tạo nên rất rõ hình ảnh của dân tộc gốc từ nông nghiệp lớn lên phồn vinh, mạnh mẽ... Rồi ba ông ba đi vào phía sau Lăng, nơi càng như "Muôn hồng ngàn tía" với hàng trăm, hàng trăm loài hoa đẹp và quý của các nơi trên cả nước gửi về dâng Bác. Từ các loài hoa của Nam bộ, khu 5, Tây nguyên, Trị - Thiên gửi ra cho tới không thiếu thứ hoa quý hiếm nào ở khắp miền Bắc từ Hà Giang Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng xuống tới Quảng Ninh, Móng Cái và khắp cả khu 4 với Thanh - Nghệ - Hà - Quảng... Tất cả có thể gọi là cả một tiểu thế giới hoa tươi và canh xanh, cây thế trăm tuổi, vài trăm tuổi... "Còn Người Thần tiên, hoa cỏ cũng thần tiên" Ông Phạm Văn Khoa luôn luôn thốt lên...

Cứ loanh quanh mãi trong thế giới của hương sắc - của kính yêu, của tôn kính, của bao nỗi tri ân - lúc sau, ba đó ông bạn mới quay đi, thì gặp ông Nguyễn Văn Tưởng chỉ huy lực lượng xây dựng quảng trường. Ông Tưởng rất mừng, vui vẻ cho biết tối nay Ban xây sựng Lăng được phép cấp trên sẽ bắt đầu cho thử toàn bộ đèn chiếu sáng ở Lăng và cả quảng trường. Ông mời ba vị nghệ sĩ - cũng là ba người đã có đóng góp vào quảng trưởng từ những ngày đầu Cách mạng thành công - tối nay cùng tới dự và góp thêm ý kiến. Tất nhiên không cần phải trao đổi ý kiến, cả ba ông bạn vui vẻ nhận lời.

Buổi tối hôm đó, đúng hẹn, khoảng 8 giờ 30, tất cả các loại đèn chiếu ở Lăng và trên quảng trường cùng mở. Cả trời, đất đều như bật sáng loà. Giữa vùng ánh sáng ấy, toà Lăng như toàn bằng ngọc khối sáng ngời, lấp lánh, hiện lên từ một truyện thần tiên. Huyền diệu quá! Dân đi ngang qua ai ai cũng phải dừng lại, bu tới quanh hàng rào chưa dỡ bỏ, mỗi lúc một đông nghẹt, Đúng là trước mắt họ là cả một thế giới như siêu thực, lung linh kỳ diệu, mà nổi nhất, đẹp nhất vẫn là toàn Lăng với khối chính giữa vuông vắn, mái cao thoáng lướt cong tựa đền đài mà cũng như một lâu đài cùng với hai khán lễ xoè ra ở hai bên càng làm tăng thêm vẻ bề thế uy nghi... "Ô, Bác đã về hay sao ấy?" - "Bác đã về, đúng là Bác đã về rồi đấy!"! Không ai bảo ai, dân chúng cùng xôn xao xúc động. Trước mắt họ "Toà lâu đài" vẫn lung linh trong vùng ánh áng ngời ngời như trong mơ.

Đứng dưới chân toà Lăng gần như đầy đủ các đồng chí trong Ban xây dựng, Ban chỉ huy công trường 75808 và đông đảo cán bộ và quan chức của thành phố. Có cả hầu hết các chuyên gia Liên Xô. Trong khung cảnh huy hoàng này, bỗng một người nào đó trong đám đông quan chức thốt lên: "Chưa khánh thành, nhưng đêm nay cũng như khánh thành sơ bộ vậy - buổi khánh thành ánh sáng tuyệt vời!" Mọi người cùng quay lại, cười như tán thành ý nghĩa vui vẻ, vừa lúc đó cả đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Trường Chinh và đồng chí Võ Nguyên Giáp cũng tới hoà mình vào đám đông công nhân, cán bộ, quan chức ấy. Các đồng chí ngửa mặt lên ngắm nhìm mãi toà Lăng, cùng quảng trường mới. Quảng trường như càng sáng loà ánh điện. Tất cả anh chị em công nhân đều được ra đứng kín hết các ô cả xanh. Dưới ánh đèn, cỏ xanh dường như càng thêm xanh mướt, xanh đến lạ lùng, xanh như mời gọi. Một đồng chí trong Bộ CT bỗng quay sang phía đồng chí Đỗ Mười đứng bên cạnh hỏi: "Sao không cho thủ loa luôn? Tiếng hát cất lên lúc này cũng tốt đấy chứ!". Thế là chỉ sau khoảng gần mười phút, trên khắp các dàn hoa lớn mới tinh khôi ở chung quanh quảng trường cùng vang lên một bài ca quá đỗi quen thuộc của dân ta: "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng...". Khi tất cả bằng ấy con người trước Lăng và quanh quảng trường, rung chuyển cả thành phố. Hát và hát say sưa, đến chảy cả nước mắt. Tất cả như cảm thấy không phải chỉ tâm hồn mình bay bay lên theo lời ca, không phải chỉ ở nơi đây mà còn như bay mãi tới tận nơi xa, nơi kính yêu...

Bài viết khác: