Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan sát và phân tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh về các vấn đề quốc tế và thời đại, cách ứng xử của Người trên trường quốc tế đã hình thành nên hệ thống lý luận, quan điểm, nguyên lý thực tế, sâu sắc cũng như những hành động đối ngoại chuẩn mực, hiệu quả, định hướng cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Nhận thức sâu sắc hơn để kiên định, kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhân cách Hồ Chí Minh là nhân cách của một vĩ nhân không chỉ ở tầm dân tộc, mà ở tầm thời đại, tầm nhân loại.
Mô hình Chính phủ “dân chủ cộng hòa” thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về một Nhà nước pháp quyền của "dân chúng số nhiều”, của chung toàn thể dân tộc ta.
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ngày 11-2-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Phải củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng". Người chỉ rõ sự cần thiết phải củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng: Không có quần chúng thì không có lực lượng. Không có Đảng thì không có người lãnh đạo, hướng dẫn, chỉ đường.
Lãnh tụ Cuba Fidel Castro trong một cuốn sách xuất bản tại Cuba đã nói về những công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Trong đó ông nhấn mạnh: “Công lao của Hồ Chí Minh không chỉ là người giải thích tư tưởng của Mác và Lênin về việc đoàn kết những người vô sản trên toàn thế giới và về sự cần thiết giai cấp vô sản ở chính quốc phải giúp đỡ giai cấp vô sản ở thuộc địa, mà tư tưởng của Người còn đưa ra vấn đề giai cấp vô sản ở thuộc địa cũng có thể đóng góp những bài học cho những người đồng chí ở “chính quốc”.
Trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cách mạng và lợi ích cá nhân. Điều này, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với cách mạng nước ta, góp phần đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo; với 90 triệu người. Dân tộc Kinh là dân tộc đa số với hơn 85%, 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm hơn 14% tổng dân số cả nước, gọi chung là các dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng. Chính điều đó làm nên đặc điểm văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, giàu bản sắc.
Ngày 20/5/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ATK Thái Nguyên. Thời gian đầu, Người ở thôn Điềm Mạc, xã Thanh Định, huyện Định Hoá, sau đó chuyển lên đồi Khau Tý, xóm Nà Trạ ở trong một ngôi nhà sàn nhỏ. Chính tại nơi này, Người đã bắt đầu viết cuốn sách Sửa đổi lối làm việc với bút danh X.Y.Z và tháng 10/1947 thì tác phẩm nổi tiếng này hoàn thành.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao dân chủ và kỷ luật và chính Người là một mẫu mực về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, luôn luôn quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người luôn phê phán “quan cách mạng”, phê phán những biểu hiện quan liêu, coi thường quần chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân.
Đạo đức, hiểu một cách cụ thể là những nguyên tắc, chuẩn mực như những thang giá trị được xã hội thừa nhận. Đạo đức có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của mỗi người, phù hợp với lợi ích của xã hội, của đất nước. Đạo đức vừa mang tính "bổn phận" được hiểu là "văn hóa bổn phận", diễn ra một cách tự giác của mỗi cá nhân, đồng thời chịu sự chế định của dư luận xã hội.