Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Vốn là một thầy giáo tâm huyết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Người đã có những chỉ dẫn hết sức quý báu không chỉ có giá trị trực tiếp chỉ đạo công tác giáo dục của đất nước thời đó, mà vẫn còn nguyên giá trị định hướng, soi đường cho công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay.
Đất nước ta từ xưa đến nay chưa bao giờ thiếu vắng nhân tài. Từ đầu thế kỷ thứ 15, Nguyễn Trãi đã viết trong Bình Ngô đại cáo: “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau /Song hào kiệt đời nào cũng có”. Hiện nay trong mọi lĩnh vực của đời sống, chúng ta đều có nhân tài, ở một số lĩnh vực còn có những nhân tài đỉnh cao. Vấn đề của chúng ta là cần nghiêm túc nhìn lại nhân tài đang “bị kẹt” ở đâu để tìm cách tháo gỡ, trọng dụng, phát huy đúng mức tài năng của họ. Một trong những biện pháp là cần học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ quá khứ.
Công tác cán bộ là một nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Người, “cán bộ là gốc của mọi công việc”, do đó “phải biết rõ cán bộ”(1), phải biết rõ mặt mạnh - yếu, hay - dở của họ thì mới có thể bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, tránh được nguy cơ “thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao”(2). Theo logic của vấn đề, nếu cán bộ là gốc của mọi công việc thì đánh giá đúng cán bộ là gốc của công tác cán bộ.
Trong xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Ba mặt xây dựng Đảng này tạo thành thế vững chắc; là cơ sở lý luận và thực tiễn của Đảng, dẫn đến thành công...
Hồ Chí Minh khai thác di sản tư tưởng Nho giáo trong bối cảnh bản thân hệ thống tư tưởng Nho giáo bất lực trước việc cung cấp công cụ để nhận thức và luận giải hiện thực xã hội Việt Nam vốn đã biến đổi sâu sắc từ giữa thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân phương Tây, xâm nhập của văn hóa phương Tây.
Trong lịch sử quan hệ quốc tế giữa các nước trên thế giới, hoạt động ngoại giao được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng quy tụ lại thành hai loại chính là ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân. Khái niệm ngoại giao nhân dân là một khái niệm mở, mọi tổ chức và cá nhân đều có thể là chủ thể của hình thức ngoại giao này.
1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước xã hội chủ nghĩa có nhiều nội dung, trong đó có nội dung chứa đựng tư tưởng sâu sắc về xây dựng nhà nước kiểu mới - Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Tư tưởng về Đảng lãnh đạo quân đội là một bộ phận hợp thành, giữ vai trò trọng yếu trong tư tưởng quân sự của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của Người về tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, con người là vị trí trung tâm của mọi hoạt động và quyền được sống là quyền cao nhất của con người. Khi được sống thì sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất, nếu không có sức khỏe thì chẳng làm được gì. Người dạy: "Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công".
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công tác “trồng người” trong từng bước đi lên của đất nước. Người đã xác định, giáo dục là cuộc cách mạng “chống giặc dốt” là một trong trong những nhiệm vụ cấp bách của đất nước, là bước khởi đầu và cũng là không bao giờ ngừng nghỉ của sự nghiệp cách mạng.
Trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, trên một số mạng xã hội xuất hiện bài viết của một số đối tượng xấu, với âm mưu thâm độc được ngụy tạo trơ trẽn, hòng xuyên tạc về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phủ nhận việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang thực hiện.