Tin tức
40 năm trước, tại Pa-ri đã diễn ra cuộc đàm phán lịch sử về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam giữa các nhà ngoại giao Mỹ được đánh giá là “lọc lõi” với những nhà ngoại giao còn “non trẻ” của Việt Nam. Nhưng cuối cùng, phần thắng đã thuộc về Việt Nam. Vậy điều gì đã tạo nên sự kỳ diệu ấy? Gặp ông Lưu Văn Lợi, nguyên Thư ký của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ tại Hội nghị Pa-ri, nghe ông kể chuyện đàm phán 40 năm trước, thắc mắc của chúng tôi đã được giải đáp phần nào.
Đúng 11h ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết tại phòng khánh tiết Trung tâm Hội nghị Quốc tế Kléber (Paris, Thủ đô Cộng hòa Pháp) với bốn vị Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Nguyễn Duy Trinh), Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam (Nguyễn Thị Bình), Hoa Kỳ (William P. Rogers) và Việt Nam Cộng hòa (Trần Văn Lắm). Quân đội Mỹ đã bắt buộc phải chấp nhận rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu “Đánh cho Mỹ cút” đã được thực hiện…
Dù đã 40 năm, nhưng hình ảnh các đoàn đàm phán Việt Nam vẫn in đậm trong ký ức những nhân chứng và thế hệ sau.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, Báo Tiền Phong số 190, ra từ ngày 1-4/6/1957 đã trang trọng in trên trang nhất bức ảnh “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” chụp Bác Hồ kính yêu cùng một bé gái khoảng 5 tuổi, mặc váy màu trắng có đôi mắt to, đen láy đang cầm cành hoa hồng.
Ngày ấy, công trường Khu Gang thép được mở mang trên một vùng đồi núi Thái Nguyên. Những cánh bộ đội chuyển ngành của từng Sư đoàn kéo đến đầu quân. Trong đầu mọi người đều hình dung và mơ tưởng một cách khác, những tưởng nơi đây chí ít cũng đã thành nhà cửa đàng hoàng, có máy móc, có xe cộ. Ai dè, một con đường cho ô tô vào cũng chưa có. Đồi núi nhấp nhô, xung quanh bạt ngàn các thứ cỏ dại. Những nhát cuốc đầu tiên bổ xuống tóe lửa lại bật lên. Mọi người từ chỗ chưng hửng, đến phát ngán.
Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế, chỉ được thực hiện khi kết cục thắng - thua trên chiến trường của các bên tham chiến đã được phân định một cách rõ ràng [1]. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (5-1954) dẫn đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (20-7-1954) và Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12 năm 1972) dẫn đến việc ký kết Hiệp định Pa-ri (27-1-1973) là những minh chứng hùng hồn, mãi trường tồn trong lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới.
1. Ngày 30/5/1959, trên Báo Nhân Dân số 1901 đăng bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Nông dân phải trồng cây chuẩn bị làm nhà ở” với bút danh Trần Lực. 1
Tấm ảnh “Bác Hồ đội mũ Hải quân” được Nhà nhiếp ảnh Vũ Đình Hồng chụp ngày 22/01/1962 trên Vịnh Hạ Long, khi Bác cùng nhà du hành vũ trụ Giéc-man-ti-tốp đi trên tàu Hải Lâm 100, đã trở thành kỷ vật thiêng liêng của Bộ đội Hải quân. 50 năm qua, người cho Bác mượn chiếc mũ hải quân ngày ấy đã già, nhưng ký ức về lần cho Bác mượn mũ hải quân của mình vẫn nguyên vẹn. Ông là Nguyễn Viết Khoan, nguyên chiến sĩ tàu Hải Lâm 100, quê ở Thanh Chương, Nghệ An.
“Tôi sẽ bào chữa cho ngài vì niềm vinh dự, không phải vì tiền” - Đó là câu trả lời của vị luật sư nổi tiếng người Anh Frank Loseby với Nguyễn Ái Quốc tại Hồng Kông cách đây 79 năm, khi biết Người bị bắt vì những hoạt động yêu nước.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.
Những ca khúc viết về Bác đều đạt đến độ chín mùi của tấm lòng và thăng hoa bởi tài năng của người nghệ sĩ, nhanh chóng đi vào lòng người và trở thành một phần máu thịt của tâm hồn Việt Nam. Một xuân nữa chúng ta không được nghe thơ chúc Tết của Người, nhưng hình bóng và tình yêu mà Người dành cho toàn dân là điều không thể phai nhòa.
Trong không khí rộn ràng khi Tết đến Xuân về, mỗi chúng ta lại nhớ tới cái “Tết” khác - một mỹ tục do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu khởi xướng từ cuối năm 1959, đó là “Tết trồng cây”. Quan tâm đến môi trường thiên nhiên và hiểu được ý nghĩa sâu sắc, giá trị thiết thực của môi trường sống, Bác đã động viên và kêu gọi nhân dân ta tích cực trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước: