Tin tức
Với bất kì quốc gia nào trên thế giới, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là tương lai của đất nước, là lực lượng nòng cốt để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển. Chính vì thế mà lúc sinh thời, Bác Hồ hết sức quan tâm tới lực lượng “rường cột” này của nước nhà.
Đã 67 năm trôi qua kể từ Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I - Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (6/1/1946), nhưng ý nghĩa chính trị - lịch sử của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay và mãi về sau. Có thể nói, thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã đánh dấu sự ra đời của Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam, cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước; thành lập một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ. Thắng lợi đó cũng đã khẳng định niềm tin tuyệt đối sâu sắc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, ý thức chính trị của nhân dân ta trước vận mệnh lịch sử của đất nước.
Hơn nửa thế kỷ qua, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, phong trào học sinh, sinh viên và tổ chức Hội sinh viên Việt Nam đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc qua các thời kỳ lịch sử cách mạng, là niềm tự hào của thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường sau Cách mạng Tháng Tám 1945: "... Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em..." và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo đã cổ vũ học sinh, sinh viên nước ta thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt và tình nguyện chung sức cùng cộng đồng.
Tự học và học suốt đời là một luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và chính Người là tấm gương sáng ngời về tinh thần suốt đời bền bỉ và khiêm tốn học hỏi. Người căn dặn: “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học, phải học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học hỏi ở nhân dân”, “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời.
Người Việt Nam có một truyền thống rất đẹp: Hằng năm, cứ mỗi dịp chào đón xuân về, cả dân tộc ôn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước với biết bao chiến công chói lọi giành được vào mùa xuân. Những chiến công đó đã làm nên những mùa xuân lịch sử.
Cách mạng Tháng Tám thành công, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người dân độc lập, tự do làm chủ nước nhà. Tuy nhiên, do tình hình lịch sử lúc bấy giờ: Tài chính đất nước thì kiệt quệ, dân trí thì lạc hậu (90% mù chữ), nạn đói hoành hành, thù trong giặc ngoài đang nhăm nhe lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ… Có thể nói vận mệnh của Tổ quốc như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị “Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, ứng cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống”.
Công tác đối ngoại quốc phòng đang ngày càng có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về mặt công tác này trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Là người trực tiếp tổ chức thành lập, giáo dục và rèn luyện quân đội ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo xây dựng quân đội trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Ngày 22-12-1964, nhân dịp kỷ niệm quân đội ta tròn 20 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và khen ngợi "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".
Trong không khí đón chào Năm mới 2013, nhân dịp ngành Kiểm sát nhân dân đã và đang tích cực, khẩn trương triển khai các hoạt động tổng kết, thi hành, nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như: Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), tôi xin kể lại một câu chuyện mà tôi được nghe, cũng là một kỷ niệm của ngành Kiểm sát với Bác Hồ khi Đảng đoàn Viện công tố Trung ương báo cáo với Bác về Dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960.
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng giải phóng dân tộc, nhiều người được vinh danh...
Hồ Chí Minh đã suốt đời tận tụy hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho tự do, hạnh phúc của nhân dân, cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa - Người luôn tự cho mình là một “người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra Mặt trận”, là “người đầy tớ trung thành của nhân dân”.