Tin tức
LTS - Ông E.P.Gla-du-nốp (trong ảnh) nguyên là Tham tán Công sứ Ðại sứ quán Liên Xô (cũ) tại Việt Nam,Vụ trưởng Vụ Ðông Dương Ðảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt. Trong thời gian công tác tại Việt Nam, ông đã có vinh dự nhiều lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt ông còn được trực tiếp dịch trong những cuộc gặp giữa Ðại sứ Liên Xô X.A.Tốp-man-xi-an và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Nhân dịp sang thăm Việt Nam, ông đã đến Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại những kỷ niệm của mình về Bác Hồ. Chúng tôi xin lược trích hồi ký của ông về những lần gặp và những cảm nghĩ của ông về Người.
Hành trình tìm kiếm và thu thập kỷ vật về Bác Hồ giúp ông Ngô Vĩnh Bao, cán bộ hưu trí Hà Nội, từng sống ở Thái Lan, thấu hiểu tình cảm chứa chan của bà con kiều bào ở đây đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ hoàn cảnh sống và chiến đấu của bản thân Người. Hồ Chí Minh đã kế thừa sáng tạo truyền thống nhân văn của dân tộc và nhân loại mà đỉnh cao là học thuyết Mác Lênin, trong đó toát lên tinh thần nhân văn cộng sản vì sự nghiệp giải phóng con người
“Là Chủ tịch nước nhưng Bác Hồ chưa bao giờ tổ chức sinh nhật cho mình. Ngày 19/5, Bác thường đi ra ngoài với các chiến sĩ cảnh vệ vì không muốn làm phiền đồng bào”, ông Đặng Ngọc Hợi, người cận vệ năm xưa nhớ lại.
Vào tháng 12/1964 Chủ tịch Hồ chí Minh đã tiếp Đoàn đại biểu Thanh niên Liên Xô. Tôi có 3 lần được may mắn gặp gỡ và trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những kỷ niệm đó đã in đậm trong tôi suốt đời. (SERGEY APHONIN- phóng viên quân sự Liên Xô)
Bộ sách lịch “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chính thức được xác lập kỷ lục là “Sách lịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam.”
Điều mà ông Toản học được ở Bác nhiều nhất và ông đã coi như là một nguyên tắc sống đó là: “Cần, kiệm, liêm, chính”.
79 chữ ký trải dài từ những ngày đầu nước nhà độc lập năm 1945 đến 1969, sẽ giúp chúng ta có thêm một góc nhìn thú vị về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đó là lời Bác Hồ đã dạy trong buổi nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hoá ngày 20/2/1947. Cũng trong buổi nói chuyện đó, Bác đã trả lời rất cặn kẽ câu hỏi: Cán bộ là gì?
- Kính thưa: Anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh!
- Kính thưa: Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam!
- Kính thưa các đồng chí!
Chủ tịch Hồ Chí Minh là của cả dân tộc và nhân loại. Tuy vậy, Người vẫn luôn dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt. Trong sâu thẳm của trái tim Người, quê hương luôn luôn là “nghĩa nặng, tình sâu".
Ngày 16/3/1920, mật thám Pháp ghi nhận được cuộc trò chuyện giữa Nguyễn Ái Quốc với một nhân vật tên là Lâm trong đó Nguyễn cho biết đã hoàn thành bản thảo sách mang tên “Những người bị áp bức” (Les Opprimés), đang có ý định gặp Marcel Cachin và Jean Longuet đề nghị viết lời tựa cho sách. Nguyễn cũng cho biết đã dành được 300 quan tiền Pháp để in và dự định sẽ đến vùng Pons làm nghề nhiếp ảnh để kiếm thêm kinh phí tái bản cuốn sách đó.
“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế. Ôm cả non sông, mọi kiếp người". Tôi nhớ mãi những câu thơ da diết của cố thi sĩ Tố Hữu khi viết về Bác Hồ kính yêu. Trái tim Bác vẫn nhịp đập cùng non sông đất nước, với dân tộc ngay cả khi Người đã lặng lẽ ra đi cách đây hơn 40 năm. Bác để lại bản Di chúc lịch sử. Bản Di chúc ấy chính là trái tim Người đã, đang và sẽ đập nhịp với toàn Đảng, toàn dân ta; là cốt cách Hồ Chí Minh; là ánh sáng Hồ Chí Minh soi đường dẫn lối.