Chủ tịch Hồ Chí Minh
NĂM 1920: Ở ĐÔNG DƯƠNG
Chúng tôi vừa nhận được bức thư sau đây mà không cần nhấn mạnh điều lợi hại trong đó.
Ở đây (Hải Phòng) cũng có những cuộc bãi công của thuỷ thủ. Chẳng hạn như ngày thứ năm (15-8), hai chiếc tàu biển nhổ neo để chở một số lớn lính khố đỏ An Nam đi Xyri.
Nhưng thuỷ thủ không chịu đi, vì người ta không chịu phát lương cho họ bằng tiền Đông Dương. Theo giá thị trường, một đồng Đông Dương bằng 10 phrăng, chứ không phải 2 phrăng 50. Thế mà các công ty hàng hải lại làm một việc hà lạm trắng trợn là định trả lương cho thuỷ thủ bằng phrăng, chứ không trả bằng tiền Đông Dương như đã trả cho công chức.
TÂM ĐỊA THỰC DÂN
Ít khi chúng tôi có dịp được đọc báo thuộc địa. Hôm nay, chúng tôi nhận được một số Courrier Colonial, đề ngày 27 tháng 6 vừa qua, trên đầu tờ này có đăng một bài dài hai cột, dưới cái đầu đề kích động là "GIỜ PHÚT NGHIÊM TRỌNG". Cái đầu đề kêu rỗng ấy , kêu như một lời hô hào cầm vũ khí, đã khiến chúng tôi phải đọc từ đầu chí cuối bài báo dài này để biết rõ lý do của tiếng kêu cầu cứu đó là gì. Chưa đọc hết cột thứ nhất, chúng tôi cũng đã gần thấy được mục đích của tác giả, và càng đọc tiếp - vừa đọc vừa mỉm cười - thì cảm tưởng đầu tiên của chúng tôi càng vững chắc lại.
Bảo đảm an ninh lương thực được coi là nền tảng của hòa bình, ổn định và phát triển đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong gần 40 năm đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đề ra những chủ trương lớn, tạo ra sự chuyển đổi mang tính cách mạng về tư duy trong phát triển nông nghiệp, bảo đảm và tăng cường an ninh lương thực quốc gia.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử đặc biệt, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, hàm chứa nhiều nội dung sâu sắc về xây dựng Đảng cầm quyền, đặc biệt là vấn đề thực hành dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng. Trải qua 55 năm, di huấn của Người về vấn đề này vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định vị thế, vai trò của nữ giới. Người luôn quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ không chỉ thể hiện rõ tinh thần nhân văn cao cả của Bác mà còn chứa đựng những chỉ dẫn quan trọng đối với công tác bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.
Hầu hết chúng ta đều biết cuốn sách tiếng Việt: “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, đặc biệt là những nhà nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Tác phẩm này có một điểm độc đáo là kể từ khi ra đời đến nay, đã có nhiều khảo cứu, bài viết bàn luận về thân thế tác giả nhiều hơn là bàn về nội dung tác phẩm, bởi vì đây là cuốn sách duy nhất của một tác giả duy nhất chưa xác minh được nhân thân rõ ràng?
Trong lời căn dặn gửi Đảng và nhân dân Việt Nam trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn đến ngày độc lập hoàn toàn, thống nhất đất nước, sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.
“Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc vǎn minh tiến bộ”, đó là nội dung trong bài báo “Cần, kiệm, liêm, chính” của Bác Hồ viết năm 1949.
Thực hiện di nguyện thiêng liêng của Người về đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa - sự nghiệp vĩ đại của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.Tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gần 80 năm qua, sự ra đời và phát triển của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) với những thành tựu to lớn đạt được đã khẳng định tính cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Thế nhưng, các thế lực thù địch luôn tìm cách bóp méo, xuyên tạc tư tưởng, phủ nhận công lao của Người về vấn đề này. Đó là dã tâm đen tối, luận điệu trơ trẽn, phản động cần phải vạch trần, bác bỏ.