Tin tổng hợp
Họa sĩ Dương Đức Điện (75 tuổi) là một trong các tác giả thành công về mảng đề tài về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời sáng tác, ông đã vẽ hàng trăm tranh cổ động phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, trong đó nổi bật hơn cả là các bức tranh về chân dung Bác Hồ trên nhiều chất liệu như: Bột màu trên pa-nô khổ lớn, bột màu trên giấy, sơn dầu trên toan, khắc tổng hợp, ghép gốm màu...
Đồng hồ điểm 6 giờ sáng, cũng là lúc tiếng nhạc hành khúc “Tiến bước dưới quân kỳ” vang lên trên khu vực Quảng trường Ba Đình lịch sử. Đội tiêu binh danh dự của Đoàn 275, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh theo nhịp bước quân hành thực hiện nghi lễ Chào cờ. Người dân trên khu vực Quảng trường dừng mọi hoạt động, đứng tại chỗ, hướng về phía Cột cờ để lưu lại những giây phút thiêng liêng từ bản Quốc ca hùng tráng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, người Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức của người chiến sỹ cộng sản yêu nước. Cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX.
Đối với Đại tá Bùi Anh Xuân, 79 tuổi, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Lào Cai, kỷ niệm đáng nhớ nhất trong thời kỳ còn công tác là hai lần được gặp Bác Hồ.
Ngày 05-6-1911, tại Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh với ý chí và lòng yêu nước thương dân sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ.
TƯ CÁCH MỘT NGƯỜI CÁCH MỆNH
Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hoà mà không tư.
Cả quyết sửa lỗi mình.
Trung tướng Vương Thừa Vũ tên thật là Nguyễn Văn Đồi (1910-1980), quê ở làng Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là TP Hà Nội). Năm 1937, ông học Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc); năm 1941 về nước bị Pháp bắt giam, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1943.
Cần phải thống nhất nhận thức: Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thực chất là phòng ngừa, triệt tiêu nguyên nhân chủ quan dẫn đến thoái hóa, biến chất.