Thứ tư, 25/12/2024

Tin tổng hợp

NS Doan nho 1Đến giờ, NS Doãn Nho vẫn không thể quên được cảm xúc rưng rưng khi sáng tác “Tây Nguyên mừng đón thơ Bác” có phổ nhạc thơ chúc Tết của Bác Hồ.

nhung mua xuan nam DauTừ ngàn đời nay, trong suốt chiều dài lịch sử chống giặc ngoại xâm cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam thường gắn với mùa Xuân. Nhân dịp đón Xuân Ðinh Dậu 2017, cùng nhau ôn lại một số sự kiện tiêu biểu về năm Dậu trong lịch sử.

nhung luan dieu xuyen tacThời gian qua, lợi dụng những vấn đề liên quan đến quốc phòng - an ninh của đất nước, các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá. Mục đích của họ là gì? Không có gì khác, là hòng kích động, lung lạc niềm tin của nhân dân vào đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sự nghiệp quân sự, quốc phòng và lực lượng vũ trang. Vì vậy, cần phải nhận diện và đề cao cảnh giác.

bac ho den tham quan chungMỗi độ Tết đến Xuân về, chúng ta không còn được nghe lời thơ chúc Tết ấm áp của Bác gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài. Bởi vậy, suốt nhiều năm qua, phút giao thừa chính là lúc chúng ta nhớ Bác hơn mọi thời khắc.


 

Mỗi độ Tết đến Xuân về, chúng ta không còn được nghe lời thơ chúc Tết ấm áp của Bác gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước cũng như kiều bào ở nước ngoài. Bởi vậy, suốt nhiều năm qua, phút giao thừa chính là lúc chúng ta nhớ Bác hơn mọi thời khắc.

bac ho den tham quan chung
Hồ Chủ tịch thăm bộ đội Phòng không – Không quân ngày Mùng 1 Tết Kỷ Dậu (16-2-1969). Ảnh tư liệu

Dành trọn đời cho nhân dân, cho đất nước

Mùa Xuân Kỷ Dậu năm 1969, sức Bác yếu đi nhiều, Hội đồng bác sỹ đã đề ra một số điều cần tránh như xúc động mạnh, đi lại nhiều, làm việc căng thẳng vì Người có những triệu chứng bệnh tim. Thế mà vào ngày giáp Tết, Bác đề nghị lịch trình dày đặc: Thăm một địa phương trồng cây tốt ở Ba Vì, ghé vào chúc Tết Trung đoàn thông tin anh hùng, tiện thể qua trại chăn nuôi bò giống mừng năm mới, trên đường đi sẽ thăm một hợp tác xã nông nghiệp nào đấy rồi tiện đường về vào trường Nguyễn Văn Trỗi để khuyên học sinh là con em cán bộ cao cấp tuân thủ kỷ luật nhà trường.

Các đồng chí thư ký, bác sỹ, Thủ tướng Chính phủ vừa can ngăn Người vì sức yếu nên giảm bớt một số nơi, vừa chủ động “lái” chương trình theo hướng khác. Anh em bố trí để Bác đi thăm Quân chủng Phòng không – Không quân ở ngay sân bay Bạch Mai rồi lên thẳng đồi Vật Lại. Trồng xong cây đa lưu niệm, Bác cùng mọi người vui vẻ quây quần dưới tán bạch đàn nói chuyện. Khi Chủ tịch và Bí thư Đảng ủy xã mời cơm Bác, Người cảm ơn, nói đã chuẩn bị ở nhà rồi và mời các đồng chí cùng dùng với Bác bữa cơm Tết. Trên chiếc chiếu trải giữa mặt cỏ là bánh chưng, giò, thịt mỡ, dưa hành và cặp lồng ủ canh nóng.

Xong bữa cơm dã ngoại ngày Xuân, Bác ngả lưng xuống chiếc chiếu, nhường chiếc giường gấp của mình cho ông Bằng và cháu Lộc (đồng chí Nguyễn Lương Bằng và cháu Lộc, con đồng chí Nguyễn Hữu Thọ). Khoảng mươi phút sau, Người đã trở dậy sửa soạn về Hà Nội, vì buổi chiều đã có kế hoạch tiếp Thủ tướng Phạm Văn Đồng và chị Tạ Thị Kiều... Cũng trong dịp Tết trồng cây năm Kỷ Dậu ấy, Bác Hồ đã thưởng Huy hiệu của Người cho những cụ già có thành tích xuất sắc trong phong trào trồng cây gây rừng. Đây là những người cuối cùng được nhận Huy hiệu của Bác về phong trào Tết trồng cây: Cụ Trần Văn Cựu, xã Đức Lập, Đức Thọ, Hà Tĩnh; cụ Kiều xã Tứ Mỹ, Quảng Bình; cụ Trương Đình Gióng, xã Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định; cụ Dương Thị Na, hợp tác xã Ức Sơn, xã Hương Sơn, Phú Bình, Thái Nguyên.

Trong bài “Tết con Gà, nhớ Tết cuối cùng của Bác” in trên Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết Ất Dậu 2005, nhà văn Sơn Tùng ghi lại một số chi tiết rất đáng nhớ: “Một ngày Chủ nhật giáp Tết, 26-1-1969, Bác lên cơn đau. Các tấm rèm nan tre nhuộm xanh đều thả xuống quanh bốn phía Nhà sàn nơi Bác sống và làm việc. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ bên kia vườn Phủ Chủ tịch đi sang với Bác lúc đau đớn này. Bốn giờ chiều, Hội đồng bác sĩ chẩn bệnh cho Bác…Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở lại với Bác tận tối, cùng ăn bữa tối với Bác.

Những mong mỏi cuối cùng

Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì Độc lập, vì Tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào

Tiến lên, chiến sĩ đồng bào

Bắc- Nam sum họp Xuân nào vui hơn !

          Thơ chúc Tết của Bác Hồ được viết rất giản dị nhưng hàm súc, thể hiện rõ ràng đường lối cách mạng, bộc lộ sâu sắc lòng yêu nước, yêu dân, tin dân, tin cách mạng, tin vào thắng lợi, mang tính thời sự nóng hổi, bức thiết, rất giàu tình cảm và đậm đà bản sắc dân tộc. Những vần thơ chúc Tết năm 1969 của Bác cho chúng ta được hưởng lại những tình cảm ấy của Người.

Tết năm ấy, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ, với đồng chí Trần Lâm, bên Đài Tiếng nói Việt Nam chuẩn bị để ghi tiếng Bác đọc thơ Xuân và chúc mừng năm mới đến đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài. Bác gọi bác sĩ Mẫn cùng ngồi với đồng chí Vũ Kỳ để nghe giọng nói của Bác đã bình thường, rõ tiếng chưa. Nếu chưa thì để Bác luyện giọng tiếp, bác sĩ giúp Bác về thuốc thang cho chóng nói được tốt, kẻo khi đồng bào chiến sĩ nghe giọng nói không bình thường thì sinh lo lắng. Bác sĩ Lê Đình Mẫn rót nước trà cam thảo để Bác thấm giọng, Bác đọc: “Năm qua thắng lợi vẻ vang…” Đồng chí Vũ Kỳ vui hẳn lên: Giọng Bác gần như bình thường, Bác ạ ! Bác luyện, thuốc thang thêm chút nữa, đến hôm Đài tới ghi, chắc chắn  giọng đọc thơ của Bác ai nghe cũng vui ! Rồi bác sĩ Mẫn nói nhỏ với đồng chí Vũ Kỳ: Năm con Gà Kỷ Dậu này, Bác đã tiên tri Mỹ cút ngụy nhào, Bắc – Nam sum họp, ngày quét sạch giặc ngoại xâm của dân tộc ta chắc không còn xa nữa!”

Câu chuyện Bác Hồ chuẩn bị cho việc đọc thư và thơ Xuân năm 1969 do nhà văn Sơn Tùng cung cấp giúp cho mỗi chúng ta, càng qua thời gian càng thấm thía thêm những tình cảm, những nỗ lực và hy vọng tột cùng của Người cho dân, cho nước.

"Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" - câu ấy Bác nói khi trả lời các nhà báo nước ngoài vào đầu năm 1946, sau thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Rồi, sau các nhà báo hỏi Bác về lý do và ý định của Bác khi nhận nhiệm vụ Chủ tịch Nước. Bác đã trả lời ngắn gọn những câu hỏi ấy. Và để cho "đồng bào trong nước và các nhân sĩ nước ngoài đều biết", Người đã cho công bố nội dung những câu trả lời ấy trên báo Cứu Quốc ngày 21-1-1946 (*). Toàn văn đoạn trích dẫn đã nêu trên như sau:

"Tôi tuyệt nhiên không ham công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi".

Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, "ham muốn tột bậc" của Bác đã từng bước được hiện thực hóa. Tuy nhiên cho đến ngày Bác đi xa, nhiều điều vẫn còn chưa trọn vẹn. Trong Di chúc để lại, điều đầu tiên Người khẳng định là: "Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Ðó là một điều chắc chắn". Về việc riêng, Bác viết: "Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa". "... tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Ðảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng". "Ðiều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Ðảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

Quyết tâm thực hiện đúng mong mỏi của Người, từ năm 1969 trở đi, phong trào đấu tranh giải phóng miền Nam mỗi năm một phát triển mạnh, và đến mùa Xuân năm 1975 đã thắng lợi hoàn toàn. Bắc – Nam sum họp, Bác không còn nữa… nhưng nhân dân cả nước đã và đang tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay và Nghị quyết Trung ương 4 khóa (XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa” để tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện cho được những kỳ vọng của Bác Hồ kính yêu./.

Thanh Huyền (Tổng hợp)

bac ho tetNhững năm Bác Hồ còn sống, mỗi lần Tết đến, đúng vào giờ khắc Giao thừa, đồng bào và chiến sĩ cả nước lại hồi hộp mở ra-đi-ô để nghe Bác đọc thơ chúc Tết. Hồi đó, ở miền Bắc chưa có đài truyền hình. Đài Tiếng nói Việt Nam phải đến thu thanh Bác đọc thơ chúc Tết từ hôm trước...

hoi uc 1Lớp lớp thế hệ con cháu Bác Hồ hôm nay và mai sau mãi mãi không bao giờ quên lời chúc Tết Đinh Hợi (1947) của Người.

Tang cuong suc de khangKhông rùm beng ồn ĩ, không hô hào, kích động ào ạt, mà cuộc “xâm lăng văn hóa” diễn ra từ từ, ngấm ngầm, dai dẳng, nhưng vô cùng tai hại. Nếu không sớm nhận diện, tỉnh táo và có biện pháp phòng ngừa từ xa, văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ đứng trước thử thách “sinh tử” bởi “cuộc chiến mềm” đầy mưu mô, tính toán của các thế lực thù địch.

bac voi mua xuan binh di 1Phút giao thừa Xuân Kỷ Dậu (1968) ấy, cách Xuân này tròn 42 năm, trên suốt dải đất nước từ Bắc chí Nam – ở một căn nhà lầu sáng điện bên Hồ Gươm giữa Thủ đô Hà Nội hay một thuyền nhỏ trên kênh rạch Đồng Tháp Mười, trong căn hầm trên miền núi cao heo hút tại dãy Trường Sơn hay trong chiếc tháp canh lộng gió biển khơi nơi hòn đảo nhỏ…, qua chiếc máy thu thanh, đồng bào chiến sỹ cả nước đã chăm chú lắng nghe tiếng Bác Hồ kính yêu đọc thơ chúc Tết.