Tin tổng hợp
Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, chúng ta cùng nhau ôn lại những chữ Đồng mà Bác Hồ đã vận dụng để giải quyết thành công vấn đề đoàn kết dân tộc, tôn giáo...
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mặc dù bị máy bay B52 của Mỹ ném bom ngày đêm nhưng cán bộ và nhân dân Cà Mau vẫn không ngại khó khăn, gian khổ để tham gia xây dựng cho bằng được phủ thờ Bác Hồ.
Di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng và nhân dân ta, trong đó Người để lại cho chúng ta một mẫu mực về sự tôn trọng, sử dụng đội ngũ trí thức trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Mùa Hè năm 1955, Bác Hồ đã đến thăm thành phố Sverdlovsk (Nga) và để lại nhiều ấn tượng cùng sự kính trọng cho người dân nơi đây.
Trong lịch sử ngoại giao của nhà nước ta, nghi thức ngoại giao đầu tiên mang tính nhà nước là "Lễ thượng cờ", được tổ chức vào ngày 26/8/1945, một ngày trước khi Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam thành lập trên cơ sở cải tổ Uỷ ban Giải phóng Dân tộc được bầu tại Đại hội Quốc dân Tân Trào.
Ngày 29-8-2015, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng đài của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô, tròn 40 năm khánh thành và đi vào hoạt động. Đến nay, đã có gần 50 triệu lượt nhân dân trong nước, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài và khách quốc tế vào Lăng viếng Người. Để có được những phút giây thiêng liêng đó, các nhà khoa học y tế Liên Xô và Liên bang Nga đã gắn bó với cán bộ, bác sĩ Việt Nam trong gần nửa thế kỷ, kể từ ngày 2-9-1969, khi trái tim Bác Hồ vừa ngừng đập…
Không phải một chiến sĩ Cộng sản, chưa từng được gặp Bác Hồ, vậy mà, một người Thái Lan đã bỏ biết bao công sức, tiền bạc để sưu tập hàng trăm bức tranh, ảnh, hiện vật về Người. Đó là ông Tira Vanichtheeranont, một người hiền lành, gần gũi, ít nói, đúng bản chất người Thái.
Di sản truyện, ký và tiểu phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những tác phẩm có giá trị đặc biệt về nhiều mặt, có một vị trí đặc biệt quan trọng, có vai trò mở đầu và đặt nền móng cho nền báo chí và văn học cách mạng nước ta ngay từ đầu thế kỷ XX.