Tin tổng hợp
Giáo sư Lê Thi, người phụ nữ cùng với bà Đàm Thị Loan vinh dự được chọn kéo cờ trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập cách đây tròn 70 năm giờ đã bước sang tuổi 90. Dù mắt yếu, chân run đến mức “không thể đi ra Lăng Bác để chụp ảnh mừng 70 năm Quốc khánh 2.9 nữa”, nhưng trí nhớ của bà vẫn còn rất tốt.
Bước vào năm 2015, chúng ta tổ chức kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời toàn dân chào đón sự kiện 70 năm Ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á và cũng là kỷ niệm 70 năm ra đờibản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam mới.
Những hình ảnh tư liệu về buổi lễ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cách đây 70 năm trước tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Từ ngày 01/9/2015, hàng loạt chính sách mới liên quan đến lĩnh vực lao động, tiền lương, xây dựng, tài chính nhà nước, dịch vụ pháp lý …bắt đầu có hiệu lực.
Đoạn phim tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Quảng trường Ba Đình với những lời lẽ thuyết phục, hùng hồn đã in sâu vào tâm trí người Việt Nam suốt mấy mươi năm qua. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đằng sau những thước phim ấy là một câu chuyện dài, trong đó có những bí ẩn…
Tư tưởng hòa bình, hòa hợp dân tộc và thống nhất đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏa sáng cùng sự ra đời và lớn mạnh của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, năm 1945 lịch sử.
Trong ngày lịch sử vĩ đại 2/9/1945, lần đầu tiên giới nhiếp ảnh Việt Nam được chụp ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh dấu bước ngoặt của lịch sử dân tộc Việt Nam. Nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, trở thành một nước độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhân dân từ nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.