Tin tổng hợp
Từng tham gia rất nhiều trận đánh lớn, nguy hiểm luôn bủa vây giữa làn mưa bom, bão đạn của địch, nhưng với Đại tá Đinh Văn Dung từng là Đại đội trưởng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, kỷ niệm đáng nhớ nhất với ông đó là hai lần được gặp Bác Hồ.
"Suốt cuộc đời làm nghề mây tre đan, hạnh phúc lớn nhất của chúng tôi là được đan ghế tặng Bác Hồ. Hiện nay, chiếc ghế tinh xảo vẫn đang được trưng bày trang trọng ở Nhà sàn của Bác", nghệ nhân 70 tuổi Nguyễn Văn Minh tự hào về đôi tay tài hoa của mình.
Tổ làm phim có ba người: Suduki biên tập, Têramôtô quay phim (hai người bạn này là người Nhật), còn tôi là người của xưởng phim Quân đội biệt phái đi giúp bạn. Cuối năm 1965, chúng tôi được phép quay hình ảnh Bác Hồ. Tin vui đó đến với tổ làm phim. Chúng tôi ai ai cũng náo nức mong đợi giờ phút được gặp Bác.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương từ căn cứ địa Sơn Dương - Tuyên Quang về Thủ đô Hà Nội để thành lập Chính phủ Lâm thời. Để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện chỉ thị của Thường vụ Trung ương, đồng chí Nguyễn Lương Bằng với bí danh Sao Đỏ đã thành lập Đội cận vệ chính thức bảo vệ và phục vụ Bác gồm 8 đồng chí: Nguyễn Văn Lý, Vũ Long Chuẩn, Nguyễn Hữu Văn, Võ Chương, Trần Đình, Hoàng Văn Phức (tức Văn Lâm), Hồ Văn Trường và Năm Long, do đồng chí Nguyễn Văn Lý làm Đội trưởng. Địa điểm thành lập Đội là ngôi biệt thự của chủ trường đua ngựa ở Quần Ngựa - đường Bưởi.
Năm 1958, khi hàng ngàn thiếu nhi Thủ đô đang chuẩn bị đón Tết Trung thu ở Câu lạc bộ thiếu nhi thì được tin Bác Hồ đến thăm. Tất cả mọi người dường như muốn đổ dồn về phía lễ đài để mong được gần Bác hơn, trong số đó có một bà mẹ người nước ngoài cũng đang cố gắng đưa con mình đến gần lễ đài để được gần Bác.
Trong không khí náo nức của Tết Độc lập 2/9, về với nhiều miền quê Nghệ An, bà con đang khẩn trương thu hoạch mùa; tối tối, đường làng, ngõ xóm, thiếu nhi rộn rã tập văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh. Thật xúc động khi đến với những mái nhà bình dị ở Diễn Châu vào những ngày này, trong mái nhà ấm cúng, mỗi người dân thắp nén tâm nhang tưởng nhớ Bác với tấm lòng biết ơn vô hạn…
Nhà báo Liên Xô Petr Petrovich Aleshin - một người đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1960 với tư cách là một phóng viên chiến trường.
Nữ nhà báo Madeleine Riffaud vẫn luôn nhớ như in và kể rành rọt với chúng tôi về những câu chuyện giữa bà và Bác Hồ.