Tin tổng hợp
Bút danh của Nguyễn Ái Quốc ký dưới bài thơ “Trẻ con”, đăng trên báo Việt Nam Độc lập, số 106, ngày 21-9-1941. Bài thơ tả về cuộc sống cơ cực của thiếu nhi Việt Nam dưới ách Nhật, Tây, Người kêu gọi các em cần đoàn kết lại để góp sức đấu tranh.
Có lẽ ít ai hay biết ở Hải Dương vẫn còn một ông lão từng làm Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) 13 năm lừng lẫy một thời. Ông chính là người được Bác Hồ tin tưởng gửi sang Trung Quốc học tập kinh nghiệm làm lúa. Học xong, ông mang theo giống lúa Trân châu lùn của Trung Quốc về nhân rộng ra khắp Hải Dương...
Ông Trần Viết Hoàn, nguyên Giám đốc Khu Di tích lịch sử Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã đưa ra một trang giấy nhỏ, là bút tích việc chuẩn bị bài nói mà Bác Hồ đã chuẩn bị: Chúc đồng bào pi mư đạy lai (tiếng Tày nghĩa là: Chúc đồng bào năm mới nhiều tốt đẹp). Cao Bằng phải cao bằng những tỉnh tốt nhất, tốt nhất là Cao Bằng vượt mức cao không ai bằng.
Công tác tuyên giáo của Đảng nói chung, công tác tư tưởng nói riêng luôn giữ một vị trí quan trọng. Nhiệm vụ tuyên giáo được các cấp ủy Đảng xem như một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp xây dựng Đảng và phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh. Vào những năm 1961-1964, đồng thời với việc đẩy mạnh toàn diện các hoạt động tư tưởng, khoa giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chỉ đạo cụ thể hơn hoạt động tuyên giáo ở các vùng, đặt biệt là ở miền núi.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có một loạt các chuyến thăm tới các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới. Chuyến thăm đầu tiên của Người năm 1955 đến Liên Xô, Trung Quốc, Mông Cổ.
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đặt nền móng cho tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước về sau. Vượt qua những thăng trầm của lịch sử, những thay đổi, biến động sâu sắc của mỗi nước, mối quan hệ này ngày nay tuy có những điều chỉnh, thay đổi.
Mùa xuân năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị hợp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc - Tống Văn Sơ tiếp tục ở lại Hồng Kông, hoạt động cách mạng. Người ở tại ngôi nhà 186 phố Tam Kung, Cửu Long - Hương Cảng, và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí khác.
Ngày 5/6/1911, với tâm nguyện “muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào”(1), người thanh niên 21 tuổi Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm. Người đã tới nhiều nước, làm nhiều nghề để sống và hoạt động cách mạng.