Tin tổng hợp
Hội nghị Trung ương lần thứ 23 nhận định: “Cả về thế chiến lược và lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh áp đảo quân địch, còn địch thì đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong. Mỹ tỏ ra bất lực, dù có tăng viện cũng không thể cứu vãn được tình thế sụp đổ đến nơi của nguỵ”(1). Bộ Chính trị khẳng định: “Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo“thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian ngắn nhất, tốt nhất là trong tháng 4-1975, không thể để chậm”(2).
Trong cảnh quan hài hòa phía sân sau Phủ Chủ tịch, có một giàn hoa hình bán nguyệt. Cấu trúc, tính triết lý, tính thẩm mỹ của giàn hoa này cùng những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ đã diễn ra ở đây, tạo nên sức thu hút mạnh mẽ đối với mọi người khi đến thăm.
…Tính cách và phẩm chất của Chủ tịch Hồ Chí Minh không thể nào nói hết được trong một vài câu. Có thể dùng những từ ngữ rất tốt đẹp để nói về Người: Hiền hậu, chân thật, khiêm tốn, thanh tao, tế nhị, ý chí cao, kỷ luật sắt đá, giữ vững nguyên tắc, tự hào về tổ tiên, về dân tộc của mình, sáng suốt, kiên quyết, cảnh giác cao, biết bạn biết thù, chịu đựng khó khăn thử thách, yêu người yêu đời, lạc quan, trữ tình, nhân đạo, hiểu biết sâu sắc văn hoá thế giới...
“Đảng cử dân bầu” - câu nói nôm na trong đời sống chính trị ở nước ta (dẫu cơ chế bầu cử không hoàn toàn vận hành như vậy) đang bị một số người bóp méo, xuyên tạc đến mức thô thiển. Họ cho rằng, “Đảng cử dân bầu” khiến cho bầu cử bị mất dân chủ, trở nên hình thức, “Đảng hóa Quốc hội”. Họ tầm thường hóa và kêu gọi phải xóa bỏ vai trò Đảng lãnh đạo bầu cử thì mới có dân chủ thực sự.
Thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến những làn sóng chính trị dồn dập từ phong trào giải phóng dân tộc, mà đi đôi với nó là sự khẳng định chủ quyền quốc gia, cùng phong trào dân chủ hóa xã hội - vốn đi kèm với nỗ lực tự do hóa quyền chính trị và dân sự.
Trong ngôi Nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch có nhiều tài liệu hiện vật liên quan đến cuộc đời sự nghiệp và những sinh hoạt đời thường của Người. Một trong số đó là chiếc cốc đựng hoa đặt trên bàn làm việc tầng 2 Nhà sàn gỗ mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng.
Đó là chị Ngô Thị Tuyết, cán bộ Công đoàn Công ty Điện lực 3 (nay là Tổng công ty Điện lực miền Trung) - nữ dũng sĩ diệt Mỹ của trung đội Bình Đông (Bình Sơn, Quảng Ngãi) năm xưa.
Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950), có tên là Nguyễn Tất Đạt, anh ruột Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông tham gia chống thực dân Pháp trong tổ chức của Đội Quyên, Đội Phấn, bị Pháp bắt giam ba năm tù khổ sai, sau tăng lên 9 năm khổ sai ở Ba Ngòi, Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Năm 1920, thực dân Pháp chuyển ông về giam lỏng ở Huế. Ở đấy ông vẫn tiếp tục hoạt động yêu nước.