Tin tổng hợp
Lần theo Quốc lộ 48, chúng tôi tìm về thăm ông Nguyễn Văn Khơ, nhân vật vinh dự được cùng dự bữa cơm trưa với Bác Hồ ở Nông trường Đông Hiếu ngày 10-12-1961.
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2012, tại khuôn viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện đang trưng bày 5 Di thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng 25 Bảo vật Quốc gia Việt Nam từ ngày 15/11/2012 đến ngày 25/11/2012.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà. Người coi: “Giáo dục là cốt sách hàng đầu” trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn nhân dân ta phải chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, Người căn dặn: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đó là tinh thần, là tình cảm rất sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta.
Chúng ta vẫn thường xuyên nói “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “tự phê và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhưng gần như ai cũng thấy đó là điều không dễ. Rất nhiều người khi thực hiện tự phê bình luôn luôn bị ám ảnh bởi một sự lo sợ không khéo sẽ là: “Lạy ông tôi ở bụi này”...
Trong số những mối lo toan thường trực của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho dân cho nước, bão lụt - hạn hán - hỏa hoạn... chiếm một vị trí quan trọng.
Họa sĩ Phan Kế An sinh năm 1923 tại xã Đường Lâm - Sơn Tây, nay thuộc thành phố Hà Nội. Ông là con trai quan Khâm sai đại thần Phan Kế Toại dưới triều Nguyễn. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông Phan Kế Toại đi theo kháng chiến, được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, rồi Phó Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Phan Kế An thuộc thế hệ sinh viên cuối cùng của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thời Pháp thuộc. Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, ông cùng nhiều bạn bè đồng môn như: Mai Văn Nam, Tạ Thúc Bình, Vĩnh Noãn, Mai Văn Hiến, Lê Phả, Kim Đồng, Phan Thông, Nguyễn Tư Nghiêm, Tôn Đức Lượng (tức Nguyễn Hữu Kinh), Nguyễn Văn Thiện, Trần Quốc Ân, Bùi Xuân Phái… đã hăng hái “gác bút nghiên lên đường tranh đấu”.
Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo là nét đẹp văn hoá ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy thể hiện bằng thành tích học tập, tình cảm, sự kính trọng, lòng biết ơn của lớp lớp thế hệ học trò giành cho người thầy và còn được đúc kết thành tục ngữ, thành ngữ lưu giữ suốt chiều dài lịch sử dân tộc:
Nhà giáo Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh tấm gương sáng ngời về đạo đức, tinh thần tự học và sự sáng tạo để mọi người học tập và noi theo.