Tin tổng hợp
“Tôi có diễm phúc nhiều lần được gặp Bác, thậm chí có những lần được trực tiếp phục vụ Bác trong một số hoạt động đối ngoại. Mỗi lần như vậy đều để lại trong tôi những kỷ niệm và những bài học nhớ mãi không quên”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người sáng lập ra Đảng ta. Trong quá trình rèn luyện, dẫn dắt Đảng ta lãnh đạo phong trào cách mạng, Người rất quan tâm đến việc truyền bá, giảng dạy và học tập lý luận. Ngay từ ngày đầu của phong trào cách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Không có lý luận cách mạng thì không có cách mạng vận động... Việc học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận... là những việc cần kíp của Đảng. Vì vậy, giảng dạy và học tập lý luận là nhiệm vụ rất quan trọng đối với cách mạng.
Để có một nền dân chủ thật sự, trước hết phải thực hành dân chủ, một trong những khía cạnh quan trọng của thực hành dân chủ là để mọi người được tham gia thảo luận, tranh luận một cách bình đẳng. Cho nên, tổ chức các cuộc họp, các cuộc Hội nghị ở cơ quan, đơn vị thực chất là để thực hiện sự lãnh đạo tập thể và nguyên tắc sinh hoạt dân chủ trong cơ quan cũng như trong tổ chức Đảng. Thế nhưng trong thực tế ở nơi này, nơi khác đã tổ chức nhiều cuộc họp, Hội nghị để bàn bạc những nội dung, những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan, của tổ chức cơ sở đảng nhưng thực tế vẫn thiếu dân chủ, vẫn là dân chủ hình thức.
LTS - Ông E.P.Gla-du-nốp (trong ảnh) nguyên là Tham tán Công sứ Ðại sứ quán Liên Xô (cũ) tại Việt Nam,Vụ trưởng Vụ Ðông Dương Ðảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga - Việt. Trong thời gian công tác tại Việt Nam, ông đã có vinh dự nhiều lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt ông còn được trực tiếp dịch trong những cuộc gặp giữa Ðại sứ Liên Xô X.A.Tốp-man-xi-an và Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Nhân dịp sang thăm Việt Nam, ông đã đến Bảo tàng Hồ Chí Minh kể lại những kỷ niệm của mình về Bác Hồ. Chúng tôi xin lược trích hồi ký của ông về những lần gặp và những cảm nghĩ của ông về Người.
Hành trình tìm kiếm và thu thập kỷ vật về Bác Hồ giúp ông Ngô Vĩnh Bao, cán bộ hưu trí Hà Nội, từng sống ở Thái Lan, thấu hiểu tình cảm chứa chan của bà con kiều bào ở đây đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ hoàn cảnh sống và chiến đấu của bản thân Người. Hồ Chí Minh đã kế thừa sáng tạo truyền thống nhân văn của dân tộc và nhân loại mà đỉnh cao là học thuyết Mác Lênin, trong đó toát lên tinh thần nhân văn cộng sản vì sự nghiệp giải phóng con người
“Là Chủ tịch nước nhưng Bác Hồ chưa bao giờ tổ chức sinh nhật cho mình. Ngày 19/5, Bác thường đi ra ngoài với các chiến sĩ cảnh vệ vì không muốn làm phiền đồng bào”, ông Đặng Ngọc Hợi, người cận vệ năm xưa nhớ lại.
Vào tháng 12/1964 Chủ tịch Hồ chí Minh đã tiếp Đoàn đại biểu Thanh niên Liên Xô. Tôi có 3 lần được may mắn gặp gỡ và trò chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những kỷ niệm đó đã in đậm trong tôi suốt đời. (SERGEY APHONIN- phóng viên quân sự Liên Xô)