Tin tổng hợp
Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nếu như trong thơ ca Việt Nam, hình tượng Hồ Chí Minh - với một cuộc đời đấu tranh không mệt mỏi vì độc lập tự do cho đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, vì hòa bình nhân loại là một nguồn cảm hứng vô tận của sáng tạo thi ca thì trên thế giới, “Hồ Chí Minh - tên Người là cả một niềm thơ”, là biểu trưng của tinh thần thời đại…
Trải qua thực tiễn và lịch sử, bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”(1) với chưa đầy 700 từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh (bút danh T.L) đăng trên trang nhất Báo Nhân Dân ngày 03/02/1969 đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự, tính hiện đại của tư tưởng đạo đức cách mạng. Trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tác phẩm của Người tiếp tục cho chúng ta thấy một tầm nhìn chiến lược, một cảnh báo trước hiện tình của Đảng.
Với Đại tá, Nhạc sĩ Minh Quang, lời dạy của Bác luôn đi theo ông trong suốt sự nghiệp sáng tác: “Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận. Anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”.
Sau chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông năm 1947, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang ở giai đoạn cam go, quyết liệt, để động viên đồng bào, chiến sỹ cả nước phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua hy sinh, gian khổ hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước mà trước mắt là thực hiện nhiệm vụ cấp bách: Chống “giặc đói”, “giặc dốt” và giặc ngoại xâm, thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc, ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Đó là lời “Hịch” không chỉ có tác động cổ vũ tinh thần, phát động toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia kháng chiến, kiến quốc, mà còn thể hiện những quan điểm cơ bản về tổ chức, lãnh đạo một phong trào cách mạng rộng lớn của nhân dân. Lời kêu gọi thi đua ái quốc đã thực sự mở đầu cho cao trào cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên con đường kháng chiến giành độc lập dân tộc đầy cam go, thử thách.
Bài viết khẳng định một trong những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh đối với dân tộc là việc xác định con đường cách mạng Việt Nam, đó là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Con đường đó phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Thực tiễn cách mạng Việt Nam gần 90 năm qua đã khẳng định con đường của Hồ Chí Minh là đúng đắn và sáng tạo. Chỉ có kiên định con đường đã lựa chọn mới có thể đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong xã hội còn áp bức, bất công, người bóc lột người đã diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, thôn tính lẫn nhau, “cá lớn nuốt cá bé”. Với một xã hội con người được giải phóng, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của cộng đồng mới diễn ra quá trình thi đua. Thi đua mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ và cách mạng. Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi bắt đầu quá trình xây dựng, phát triển xã hội mới, Hồ Chí Minh khẳng định: Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đó là điều kiện chính trị, xã hội bảo đảm cho thi đua phát triển trong các tầng lớp nhân dân, lực lượng xã hội, lực lượng vũ trang nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược: Kháng chiến, kiến quốc.
Hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, con người hằng ngày, hằng giờ bị tống nhập biết bao tin tức, tin đúng nhiều và tin xuyên tạc sự thật cũng không ít. Len lỏi vào các kênh thông tin ấy, lợi dụng diễn đàn mở cũng như sự lan truyền rộng, nhanh của mạng internet, các thế lực thù địch đã trổ hết các “ngón nghề” thâm độc nhằm bôi xấu nhân cách Hồ Chí Minh. Nhưng, bôi làm sao được, khi cả cuộc đời của Người vô cùng trong sáng và đẹp đẽ; là tấm gương sáng không một chút bụi mờ, đã trở thành giá trị văn hóa thẩm thấu một cách tự nhiên vào đời sống của người Việt Nam yêu nước, như lớp lớp phù sa bồi đắp cho “cánh đồng” văn hóa của dân tộc càng thêm phì nhiêu.
Cấp chiến lược là cấp lãnh đạo, quản lý cao nhất, ở tầm vĩ mô, có quy mô, mức độ rộng lớn nhất, có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với sự phát triển của đất nước, cũng như trong đối ngoại ở tầm quốc tế. Cấp chiến lược phải là nơi hội tụ, quy tụ được lực lượng tài giỏi, ưu tú nhất, những nhân tài, hiền tài, kết tinh tinh hoa của đất nước, của dân tộc để hoạch định Cương lĩnh, chiến lược, chính sách phát triển về mọi lĩnh vực. Cấp chiến lược còn phải thu hút được tinh hoa của thế giới, để làm giàu tiềm năng, tiềm lực phát triển của đất nước thông qua đường lối, chính sách đúng đắn, sáng suốt, khôn ngoan. Đội ngũ cán bộ cấp chiến lược là lực lượng, là đội ngũ tinh hoa thực thi sức mạnh, trọng trách đó.