Tin tổng hợp
Bác Hồ kính yêu của dân tộc luôn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam. Từ hình tượng Người, hàng trăm tác phẩm văn học, hội họa, âm nhạc đã ra đời, mỗi tác phẩm được thể hiện bằng một thủ pháp riêng nhưng tựu chung lại tất cả đều được tạo nên từ lòng biết ơn của giới nghệ sĩ đối với Bác. Ở Thái Bình cũng có một nghệ sĩ dành trọn tâm huyết làm tranh ghép gốm về đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
BÀI NÓI CHUYỆN VỚI ĐỒNG BÀO VÀ CÁN BỘ TỈNH BẮC GIANG
(TRÍCH)
Tất cả nhân dân ta phải hiểu sâu sắc rằng: Nước nhà là nước nhà của nhân dân ta, nhân dân ta là người chủ nước nhà. Quyền làm chủ đó là cách mạng thành công và kháng chiến thắng lợi đưa lại cho nhân dân ta.
Đánh bạc, rượu chè, mại dâm, mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội... là những “vùng tối” về lối sống mà mỗi con người nói chung, cán bộ, đảng viên nói riêng phải tránh xa để giữ gìn nhân cách theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. Hơn thế, với mỗi cán bộ, đảng viên, đó còn là những biểu hiện suy thoái, là những “kẻ địch” cần đấu tranh, đẩy lùi để xây dựng đạo đức cách mạng, xứng đáng với vai trò tiền phong gương mẫu...
Với nhãn quan chính trị nhạy bén, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy nguy cơ của một đảng cầm quyền là dễ vấp phải những sai lầm, khuyết điểm. Người chỉ ra cụ thể và "bốc" trúng thang thuốc trị bệnh có hiệu quả là thường xuyên tự phê bình và phê bình trong Ðảng. Theo Người, phê bình cho đúng là để giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, là vì tình yêu thương và sự tiến bộ của đồng chí mình.
Bài nói chuyện tại Đại hội Chiến sĩ thi đua công nghiệp1
Năm 1957, trong phong trào thi đua của Bộ Công nghiệp đã nảy nở 100 tổ sản xuất tiên tiến, 800 chiến sĩ thi đua, 4.000 lao động tiên tiến. Năm 1958, có 260 tổ sản xuất tiên tiến, gần 1.350 chiến sĩ thi đua và gần 12.000 lao động tiên tiến. Năm 1959, có gần 2.000 chiến sĩ thi đua và hơn hai vạn lao động tiên tiến. Như vậy là phong trào thi đua mỗi năm một tiến bộ thêm. Chúng ta phải cố gắng phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để phong trào thi đua ngày càng tốt hơn nữa.
Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà. Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ. Chúng ta học tập chính là để có đủ năng lực làm chủ, có đủ năng lực tổ chức cuộc sống mới - trước hết là tổ chức nền sản xuất mới.
“Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội” (1).
Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh Quân khu 5 (Đà Nẵng) có trưng bày tấm ảnh chân dung Bác Hồ, bên cạnh là chiếc ống tre đã bóng màu thời gian. Tấm ảnh ấy là kỷ vật quý giá mà bà Đặng Thị Ngận (tức bà Kiểm), một cơ sở cách mạng ở xã Kỳ Xuân nay là Tam Giang, Núi Thành, Quảng Nam đã cất giữ suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.