Tin tổng hợp
Trở lại thăm chiến trường xưa trong “Năm đoàn kết hữu nghị Việt-Lào 2012”, chúng tôi đến tỉnh Xiêng Khoảng anh hùng, nơi có cao nguyên chiến lược trụ cột vững chắc về quốc phòng, an ninh. Chính quyền Mỹ từng thúc ép quân ngụy Viêng Chăn, lực lượng phỉ Vàng Pao lấn chiếm cố giành lại cao nguyên này bằng mọi sinh mạng quân ngụy. Nơi đây từng diễn ra các trận phản công, dũng cảm, mưu trí của quân đội hai nước mà Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản ca ngợi: “Đây là hình ảnh tác chiến tuyệt vời của hai người anh em Lào - Việt Nam”.
Việt - Lào, hai dân tộc anh em đã gắn bó keo sơn hữu nghị đặc biệt, ngày càng được vun đắp bởi hai anh hùng dân tộc của hai nước là Hồ Chí Minh và Xu-pha-nu-vông. Chính Bác Hồ của chúng ta đã dẫn dắt Xu-pha-nu-vông từ một Hoàng tử yêu nước ban đầu trở thành một Hoàng tử đỏ dấn thân vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Lào thoát khỏi ách đô hộ của thực dân đế quốc, trở thành một anh hùng dân tộc.
Trong chuyến đi đến Viêng Chăn, tôi được gia đình giao nhiệm vụ thay mặt gia đình tặng cuốn hồi ký của cha tôi, Giáo sư Nguyễn Xiển cho các con của Hoàng thân Souphanouvong.
Đã lâu nghe có đền thờ Bác Hồ tại Pakse - Lào nên khi đến đây tôi quyết tâm đến thăm ngay. Một bác Việt kiều nói: Chú cứ đến đầu xóm Tân Phước hỏi đền thờ Thánh Trần và Cụ Hồ, ai cũng biết. Quả thật tôi dễ dàng tìm đến nơi này. Đền thờ nằm trong một con hẻm nhỏ thuần người Việt, nhiều nhất là người gốc Hà Nội.
Những câu chuyện giản dị về Bác Hồ luôn làm chúng ta bồi hồi, xúc động. Đó là những câu chuyện kể từ ký ức những ngày bên Bác của cán bộ, chiến sỹ cảnh vệ từng được sống bên Bác, vinh dự bảo vệ Bác trong những năm tháng gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cho đến ngày Bác đi xa...
Ngày 5/6/1911, từ Bến cảng Sài Gòn, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Pháp trên chiếc tàu buôn mang tên Đô đốc Latouche - Tréville với mong muốn học hỏi tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây.
Trong lịch sử tồn tại suốt chục năm đen tối của Nhà tù Phú Quốc, có quá nhiều vụ thảm sát tàn khốc xảy ra, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn tù nhân cộng sản.
Cuộc tìm kiếm hơn 4.000 hài cốt tù nhân cộng sản ở Nhà tù Phú Quốc, với nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng và nhiều người trong Đoàn có lẽ là cuộc kiếm tìm ám ảnh và xúc động nhất.