Tin tổng hợp
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương từ căn cứ địa Sơn Dương - Tuyên Quang về Thủ đô Hà Nội để thành lập Chính phủ Lâm thời. Để bảo vệ tuyệt đối an toàn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện chỉ thị của Thường vụ Trung ương, đồng chí Nguyễn Lương Bằng với bí danh Sao Đỏ đã thành lập Đội cận vệ chính thức bảo vệ và phục vụ Bác gồm 8 đồng chí: Nguyễn Văn Lý, Vũ Long Chuẩn, Nguyễn Hữu Văn, Võ Chương, Trần Đình, Hoàng Văn Phức (tức Văn Lâm), Hồ Văn Trường và Năm Long, do đồng chí Nguyễn Văn Lý làm Đội trưởng. Địa điểm thành lập Đội là ngôi biệt thự của chủ trường đua ngựa ở Quần Ngựa - đường Bưởi.
Năm 1958, khi hàng ngàn thiếu nhi Thủ đô đang chuẩn bị đón Tết Trung thu ở Câu lạc bộ thiếu nhi thì được tin Bác Hồ đến thăm. Tất cả mọi người dường như muốn đổ dồn về phía lễ đài để mong được gần Bác hơn, trong số đó có một bà mẹ người nước ngoài cũng đang cố gắng đưa con mình đến gần lễ đài để được gần Bác.
Trong không khí náo nức của Tết Độc lập 2/9, về với nhiều miền quê Nghệ An, bà con đang khẩn trương thu hoạch mùa; tối tối, đường làng, ngõ xóm, thiếu nhi rộn rã tập văn nghệ chào mừng ngày Quốc khánh. Thật xúc động khi đến với những mái nhà bình dị ở Diễn Châu vào những ngày này, trong mái nhà ấm cúng, mỗi người dân thắp nén tâm nhang tưởng nhớ Bác với tấm lòng biết ơn vô hạn…
Nhà báo Liên Xô Petr Petrovich Aleshin - một người đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1957 đến năm 1960 với tư cách là một phóng viên chiến trường.
Nữ nhà báo Madeleine Riffaud vẫn luôn nhớ như in và kể rành rọt với chúng tôi về những câu chuyện giữa bà và Bác Hồ.
Trong các viên Toàn quyền Đông Dương đã từng ngự trị ở Phủ Toàn quyền ở Hà Nội để cai trị nhân dân Đông Dương, Anbe Xarô là viên Toàn quyền "hành" Nguyễn Ái Quốc nhiều nhất. Anbe Xarô đã từng làm Toàn quyền Đông Dương hai nhiệm kỳ.
Đó là chị Ngô Thị Tuyết, nguyên cán bộ Công đoàn Công ty Điện lực 3 (nay là Tổng Công ty Điện lực miền Trung) - nữ dũng sĩ diệt Mỹ của trung đội Bình Đông (Bình Sơn) năm xưa. Cả Trung đội gồm 32 người giờ chỉ còn lại hai người: Anh hùng Ngô Thanh Trang và chị Tuyết, còn tất cả đã vĩnh viễn nằm xuống.
Trong những năm bôn ba hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã gặp muôn vàn gian lao, nguy hiểm; mấy lần bị tù đày, bị toà án thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt vào năm 1929 theo phán quyết số 115 ngày 10/10/1929 của Toà án Vinh (Nghệ An). Song với bản lĩnh vững vàng, sự thông thái và cẩn trọng; cộng với sự trợ giúp của lương tri và chính nghĩa, Người đã vượt qua mọi gian nguy, tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.