Tin tổng hợp
Sinh ra trên quê hương Nghệ An hiếu học, được tiếp thu truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, Hồ Chí Minh luôn luôn coi học tập là mục đích suốt đời và đề cao vị trí, vai trò của người thầy. Có động cơ học tập trong sáng, luôn tạo cho mình tâm thế chủ động trong tiếp thu và vận dụng những lời dạy của người đi trước, đó là cách Hồ Chí Minh đã học và hành.
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ về đình chiến, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết ngày 20/7/1954, trong lời kêu gọi gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định cuộc đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất đất nước, hoàn thành độc lập, dân chủ của nhân dân ta trên cơ sở hiệp thương Tổng tuyển cử như Hiệp định Giơnevơ đã quy định là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ vì: “Đế quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hoà bình ở Đông Dương”(1).
Điều mong muốn lớn nhất của Người đối với Đảng bộ và nhân dân Nghệ An trong 2 lần về thăm chính là: Toàn tỉnh đoàn kết, nhất trí, phát huy truyền thống cách mạng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, trong những năm gian lao kháng chiến để đồng tâm, hiệp lực, đưa Nghệ An trở thành một tỉnh gương mẫu, “mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc”.
Là người đứng đầu đất nước, nhưng khi về thăm quê, Chủ tịch Hồ Chí Minh có khi lại chỉ đi chiếc ô tô giản dị do một người bưu tá điều khiển.
Ít địa phương nào ở vùng Tây Bắc được Bác Hồ dành tình cảm đặc biệt như Lào Cai. Bác thường xuyên quan tâm dõi theo từng bước đi, chia sẻ với những khó khăn, chung vui với những chiến thắng, động viên kịp thời những chiến công của quân và dân các dân tộc Lào Cai. Qua dịp Bác lên thăm tháng 9/1958 cùng các bức thư, bài báo Chủ tịch Hồ Chí Minh viết biểu dương, định hướng cho Lào Cai vươn lên mạnh mẽ như hôm nay.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về mối liên hệ mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân là sự kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử kết hợp nhuần nhuyễn với truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam và tư tưởng yêu nước thương dân của Người.
Những câu chuyện đời thường về Hồ Chủ tịch chúng ta ít nhiều cũng đã được nghe, biết qua các báo đài, sách vở.
Cả cuộc đời dành trọn cho quê hương, đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất đã để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam những tư tưởng cao quý, có giá trị sâu sắc. Đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những di sản tinh thần vô giá. Đó là các giá trị được toát lên từ chính sự nghiệp, cuộc đời và nhân cách vĩ đại của Người, là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân học tập và noi theo... Một trong những giá trị đó là các lời dạy của Bác về đạo đức lối sống, đạo đức nghề nghiệp.