Tin tổng hợp
Trong hồi ký (viết cuối năm 1995) và trả lời một số phỏng vấn, cha tôi thường nhắc lại ý: "Bác Hồ bảo gì, tôi làm nấy, chẳng từ nan. Từ hàn đê, chống lũ lụt, dự báo thời tiết, dạy học, nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật... cho đến cứu tế xã hội, mặt trận, quốc hội, đối ngoại...".
Gia đình nhà văn Đào Vũ có hai vinh dự lớn: Vợ ông là nghệ sĩ pianô, đã có lần hướng dẫn Đại tướng Võ Nguyên Giáp sử dụng cây đàn này. Vinh dự thứ hai là năm 1958, vợ chồng ông sinh con gái đầu lòng, nhưng chưa biết đặt tên con là gì. Nhà văn từng đặt tên cho hàng trăm nhân vật trong các tác phẩm của mình một cách dễ dàng, nhưng đặt tên cho đứa con mình đẻ ra bằng xương bằng thịt mà sao khó quá. Sau khi suy nghĩ, vợ chồng nhà văn liền nảy ra một ý nghĩ táo bạo: Viết thư gửi Bác Hồ, nhờ Bác đặt tên cho con gái.
Vào khoảng tháng 10 năm 1948, tôi và anh Trần Quang Huy đang trong Thường vụ Liên khu uỷ Liên khu 10, được điều về công tác ở Trung ương. Anh Huy làm Chánh Văn phòng cho Tổng Bí thư Trường Chinh, còn tôi làm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, lúc đó đóng ở vùng Chợ Đồn, Bắc Kạn. Sống trong rừng, ở lán, dân thưa thớt, lương thực khó khăn, nên việc ăn uống rất kham khổ. Gạo không đủ, phải độn thêm sắn, thức ăn chỉ có măng và rau rừng, muối vừng, thỉnh thoảng có dăm con cá khô chuyển từ vùng xuôi lên, sức chúng tôi đang khỏe nên ăn thường không đủ no.
Với sự cố gắng của những người làm công tác nghiên cứu - sưu tầm của Viện Bảo tàng Mỹ Thuật, một số tác phẩm mĩ thuật về Bác đã được tập hợp thành một sưu tập khá hệ thống và phong phú.
Tôi được ở gần Bác từ năm 1947 đến năm 1950. Tôi làm việc ở bên Kinh tế Tài chính Trung ương là chính, nhưng công tác chủ yếu ở chỗ anh Cả(1). Anh Cả được Trung ương phân công chịu trách nhiệm chăm lo cho Bác. Thỉnh thoảng, tôi được các anh bảo vệ Bác đến đón sang chỗ Bác để chăm lo thêm việc ăn uống, sinh hoạt của Bác.
Bác nói “Cách mạng Tháng Tám là do Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh gian khổ với thực dân Pháp và phát xít Nhật để giành độc lập tự do cho Tổ quốc, chứ có ai đến giải phóng cho ta đâu mà phải hoan hô họ?!”.
Trong những năm 1920, cùng với quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm hết sức mình để giác ngộ và thức tỉnh giai cấp công nhân Việt Nam đến với phong trào đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc. Người luôn giành sự quan tâm sâu sắc đến quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động.
Trên chuyến tàu HQ-571 đưa thân nhân ra thăm cán bộ, chiến sĩ ở cụm đảo phía Nam, hiện diện một nhân vật đặc biệt: Một phóng viên ảnh ra Trường Sa tới lần thứ 4. Người đàn ông 53 tuổi này được những người lính Hải quân Vùng 4 coi như người nhà, bởi những đóng góp cần mẫn và cả sự hy sinh thầm lặng của ông đối với Trường Sa. Ông đang thực hiện nốt những cú bấm máy cuối cùng, để một bộ sách ảnh chưa từng có, chi tiết và chân thực nhất về quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc… sớm được ra mắt.