Tin tổng hợp
Sau chiến tranh, Tổ quốc và nền báo chí cách mạng tôn vinh, ghi công 260 nhà báo liệt sĩ Thông tấn xã Việt Nam, trong đó riêng Thông tấn xã giải phóng Khu 8 có tới 21 nhà báo liệt sĩ. Ở Mỹ Tho, có bà má kiên gan cầm súng đánh Pháp, đuổi Mỹ, lặng thầm dìu dắt con trở thành nhà báo từ những năm 1960. Rồi cũng chính người má ấy thắt ruột, thắt gan lần lượt chứng kiến, chôn cất hai con khi họ ngã xuống giữa chiến trường khốc liệt.
Từ thuở học trò, tôi và bạn bè cùng trang lứa đã thuộc lòng bài hát: "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Nay có dịp đến thăm xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang (Bắc Giang), quê hương giàu truyền thống cách mạng, nằm bên bờ sông Thương thơ mộng gắn với bao huyền thoại, tôi được chứng kiến miền quê Đa Mai hôm nay đang đổi mới đi lên từng ngày.
Sau Tổng khởi nghĩa, Bác Hồ từ Tân Trào về đến Hà Nội ngày 25-8-1945, Thường vụ Trung ương bàn và anh Võ Nguyên Giáp báo cáo với Bác, đã đổi tên Ủy ban Dân tộc giải phóng được bầu ở Tân Trào là Ủy ban Lâm thời Cách mạng
Bao nhiêu năm rồi vậy mà mỗi lần đến ngày 27-7, nghĩ về hai người con, nước mắt của mẹ cứ trào ra. Tình thương của người mẹ dành cho những đứa con hy sinh ở tuổi mười tám, đôi mươi chẳng khi nào nguôi ngoai…
Trở lại “Túi bom”- Ngã ba Đồng Lộc vào những ngày tháng bảy, chúng tôi ai cũng bồi hồi xúc động cho dù đã đến đây nhiều lần. Ngã ba Đồng Lộc và tên của 10 cô gái đã đi vào huyền thoại, vào trang sử vàng truyền thống của dân tộc cũng như truyền thống “Dũng cảm - Thông minh- Sáng tạo” của cán bộ, công nhân viên ngành giao thông vận tải.
Từ Quốc lộ 38, qua thị trấn Dần khoảng 1km, chúng tôi có mặt tại ngôi nhà của chị Đoàn Thị Mỳ và anh Thương binh 1/4 Trần Văn Minh ở thôn Bái, xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong ngôi nhà 3 gian xây bằng gạch vôi vữa, mái ngói đã xỉn màu, trên đốc nhà còn ghi rõ “Hoàn thành tháng 5-1999” đang quây quần một gia đình hạnh phúc. Nghe tiếng xe máy vào sân, chị Mỳ từ cửa bước ra chào và mời tôi vào trong nhà.
Tám lần gặp Bác là vinh dự, là những kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời cô giao liên Trần Thị Kim Cúc. Tình yêu thương, những bài học mà Bác chỉ bảo đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ, hành động, quyết định của bà sau này. Để rồi sau đó, bà tìm được tình yêu đã cho bà niềm tin, sức mạnh để sống và chiến đấu, từ mối lương duyên cưới giả nhằm ngụy trang hoạt động cách mạng.
Tổ quốc ta suốt chiều dài hơn bốn ngàn năm là lịch sử chống giặc ngoại xâm, trong đó ghi dấu công lao của những người con nước Việt đem xương máu bảo vệ độc lập. Lịch sử đó đã hun đúc nên đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”...