Tin tổng hợp
Bốn mươi bốn năm trước đây, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta một bản Di chúc lịch sử. Đó là những lời căn dặn cuối cùng và cũng là tình cảm thiêng liêng, niềm tin vô bờ bến của Người đối với tiền đồ và tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, Người đã để lại những lời di huấn quý báu đối với Đảng ta, mong muốn Đảng luôn được củng cố, ngày càng trưởng thành, trong sạch vững mạnh, xứng đáng là một Đảng vừa đạo đức, vừa văn minh.
Trong cuốn sách "Tư tưởng Bác Hồ soi sáng sự nghiệp đổi mới của chúng ta”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Bác Hồ thường nhắc đến một phương pháp giáo dục quan trọng là sức mạnh của sự nêu gương. Bác luôn luôn nêu gương trước cho mọi người noi theo”.
Cuộc đời lính gắn bó với những người cựu binh này ngót gần nửa thế kỷ. Đôi phần ký ức đã lãng quên theo thời gian, nhưng những ký ức về năm tháng được gắn bó với Bác trên những chuyến chuyên cơ mãi không bao giờ phai mờ.
Hoạt động trong lĩnh vực thông tin - truyền thông, chúng ta luôn luôn học tập và làm theo Bác về công tác tuyên truyền và thấm nhuần những chỉ dẫn của Người để từ điều kiện thực tế, lựa chọn cách thức tuyên truyền cho phù hợp, nhằm đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống.
Đạo đức là một bộ phận của thế giới quan chi phối toàn bộ nhận thức và hành động của con người. Đạo đức theo nghĩa chung nhất là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với toàn xã hội. Đạo đức với những chuẩn mực giá trị đúng đắn là một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội. Những chuẩn mực đạo đức được bồi dưỡng hình thành trong mỗi công dân sẽ tạo nên chất lượng mới của nguồn nhân lực.
Ngày này, cách đây vừa tròn 102 năm, vào ngày 05/6/1911 tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (Nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La Touche De Tréville, ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
Đại đoàn kết dân tộc là trụ cột quan trọng bậc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời là phương châm chiến lược của cách mạng Việt Nam. Có vô vàn những câu chuyện, sự kiện, văn bản... về sự quan tâm, tình cảm Bác dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng dân tộc miền núi, chiến khu Cách mạng Cao Bắc Lạng, Hà Tuyên Thái; về những nhân sỹ, trí thức, người tài năng, nổi tiếng theo Bác về với Cách mạng. Trong đó chuyện cha con Vua Mèo Vương Chí Sình là câu chuyện dài nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn nhất, đã làm tốn bao giấy mực.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân, đế quốc xâm lược, giữa lúc cuộc kháng chiến vào giai đoạn khó khăn và quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được ý nghĩa quan trọng và to lớn của thi đua ái quốc. Để phong trào thi đua đạt được kết quả tốt, Người đã quan tâm tới việc xây dựng và tổ chức bộ máy, công tác chỉ đạo và đào tạo cán bộ cho phong trào, chính vì vậy, ngày 01/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 195 thành lập Ban Vận động thi đua ái quốc. Sau đó, nhân kỷ niệm 1.000 Ngày Kháng chiến toàn quốc, ngày 11/6/1948, nhằm phát huy cao độ tinh thần yêu nước và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi và chính thức phát động cuộc vận động thi đua ái quốc với mục đích: Diệt giặc đói; diệt giặc dốt; diệt giặc ngoại xâm với cách làm là dựa vào lực lượng và tinh thần của dân để đạt kết quả: Dân tộc độc lập - dân quyền tự do - dân sinh hạnh phúc.