Thứ hai, 23/12/2024

Tin tổng hợp

7Co hoa si Mai Van Thu 1Có một Việt kiều Pháp từng theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ròng rã suốt 3 tháng trời để quay những thước phim tư liệu quý giá khi Người tới thăm chính thức nước Cộng hòa Pháp năm 1946. 

 

tran hoanTrong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông Trần Hoàn không có hạnh phúc được sống và làm việc gần gũi với Hồ Chủ tịch, nhưng trong sáng tác âm nhạc, ông lại có những nhạc phẩm để đời viết về Bác: “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm”, “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”, “Kể chuyện cây xanh bốn mùa”, “Thăm bến Nhà Rồng”...

hoc theo Bac 1Đến xã Quỳnh Thạch (Quỳnh Lưu), hỏi nhà thầy giáo Đậu Xuân Tiêu, từ em bé cho đến cụ già đều nhiệt tình dẫn đường, ai cũng nói “Nhà thầy Tiêu có thư viện sách và ảnh về Bác Hồ, cả xã ai cũng biết”.

 

vi tuong hoi huongNăm 1946, nhân dịp Bác Hồ sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau về nước, Tướng Trần Đại Nghĩa (khi đó có tên gọi là Phạm Quang Lễ) đã theo Bác về nước. Hành trang hồi hương của ông là hơn 1 tấn tài liệu về vũ khí mà ông sưu tập được trong hơn chục năm làm việc tại Pháp.

 

nghe nhan kham trai 1Với lòng ngưỡng mộ dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 20 năm qua, nghệ nhân Nguyễn Đình Vinh (Tiên Du, Bắc Ninh) đã truyền thần thành công hàng trăm bức ảnh chân dung về Người bằng vỏ ốc trên nền đồng tinh xảo.

           

Mùa thu năm 1950, trong khi bộ đội, dân công đang dồn dập hành quân lên Cao Bằng mở chiến dịch Lê Hồng Phong giải phóng vùng biên giới Việt Trung, thì ngày 05/9/1950 ở thị xã Thái Nguyên - Thủ đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao đã mở phiên tòa đặc biệt, xét xử vụ án đặc biệt. Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng 02 Hội thẩm viên là ông Phạm Ngọc Hải, Giám đốc Tư pháp Liên khu Việt Bắc và ông Trần Tấn, Cục phó Cục Quân nhu, Thiếu tướng Trần Tử Bình ngồi ghế Công cáo ủy viên (Viện Kiểm sát bây giờ) và nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, chính quyền, quân đội, nhân dân địa phương đến dự.

nguoi ba na“Tên Chút là không được. Người chú cao to, thông minh thế này sao lại tên là Chút? Từ nay Bác đặt tên chú là Đinh Văn Thắng, có nghĩa là thắng lợi hoàn toàn” - Trung tá cách mạng về hưu người Ba-na, ông Đinh Văn Thắng, tự hào nhớ lại.

 

hong mat a1Lê Duy Ứng sinh ra ở làng Cổ Hiền, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Truyền thống quê hương sớm khơi dậy trong Lê Duy Ứng tinh thần hiếu học. Thừa hưởng tài năng của người cha, một “Anh Bộ đội Cụ Hồ” thời chống Pháp và tính chịu thương, chịu khó của bà mẹ hay lam hay làm, ngay từ khi học lớp 1, Ứng đã bộc lộ khả năng vẽ tranh. Bức tranh đầu tiên Ứng nhận giải thưởng, được treo trưng bày tại phòng tranh của huyện nhà có tên “Xấu nên tránh, tốt nên theo”.