Tin tổng hợp
Kể từ bài báo đầu tiên “Yêu sách của nhân dân An Nam” ký tên Nguyễn Ái Quốc, đăng trên Báo L'Humanite' ngày 18.6.1919 đến bài báo cuối cùng “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng” với bút danh T.L đăng trên Báo Nhân Dân ngày 1.6.1969, Bác đã viết khoảng 2.000 bài báo với 56 bút danh trên 50 tờ báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình ở trong và ngoài nước.Trong các bài nói và viết của Bác, chúng ta rất dễ nhận ra những đặc trưng trong phong cách nói và viết của Người.
Ai cũng biết, Bác Hồ có một gia tài báo chí rất đồ sộ. Để trở thành một nhà báo, Bác đã phải tập viết lách rất cố gắng và kiên trì.
Đây là 4 lời khuyên Bác Hồ gửi tới lớp học báo chí đầu tiên của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám.
Bài hát “Hồ Chí Minh kính yêu muôn đời”, một trong những bài hát được yêu thích ở Lào bằng song ngữ Việt - Lào, do nhạc sĩ Lào sáng tác, thường được biểu diễn trong các buổi sinh hoạt văn nghệ, giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Lào. Và đây cũng là bài hát về Bác Hồ hay nhất xứ Lào. Người sáng tác bài hát này là Nghệ sĩ Quốc gia, nhạc sĩ Bua-ngơn-Sa-phu-vông (Buangeun Saphouvong).
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa và cũng là một nhà báo lỗi lạc. Với sự thành lập Báo Thanh niên, cơ quan của Hội Việt Nam cách mạng đồng chí, số đầu ra ngày 21/6/1925, Người đã khai sinh nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Từ năm 1985, theo quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 21/6 được coi là Ngày Báo chí Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn các nhà báo phải luôn trung thực, coi đó là một trong những tiêu chuẩn đạo đức số một của người làm báo cách mạng. Với báo chí cách mạng, chân thật, khách quan là sức mạnh, bản sắc, đồng thời là lý do tồn tại. Thông tin càng nhanh nhạy, đa dạng, phong phú thì càng phải trung thực, chính xác.
Gần 10 năm qua, một người cựu binh bằng tấm lòng say mê, ngưỡng mộ Bác Hồ đã miệt mài sưu tầm tranh, ảnh, sách báo và các tài liệu liên quan đến Bác. Hơn 600 bức ảnh, 400 bài viết là những minh chứng rõ rệt nhất khiến ông luôn cảm thấy tự hào.
Với người nấu cơm như bà Tôm, Bác cũng rất quan tâm, động viên như người thân trong gia đình. Khoảng tháng 9/1952, Bác được biếu mấy quả bưởi Đoan Hùng. Bác bảo Thư ký là đồng chí Vũ Kỳ tặng vợ chồng bà Tôm một quả.