Tin tổng hợp
Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh phấn đấu không mệt mỏi cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý cao nhất, là “khế ước xã hội” giữa người dân với nhà nước, trong đó người dân trao quyền cho nhà nước, để đổi lại nhà nước cam kết tôn trọng bảo vệ quyền của người dân. Đối với một quốc gia, Hiến pháp là nền tảng tư tưởng, chính trị và pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của một nhà nước gắn liền với một chế độ xã hội.
Cách đây 45 năm, thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị: Động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, giáng cho địch một đòn thật mạnh, làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, tạo ra sự thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, chuyển cuộc chiến tranh cách mạng sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định, quân và dân ta ở miền Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Khi vào Đảng, tôi đã giơ tay thề: Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin. Năm ấy tôi mới mười tám, đôi mươi. Năm nay, tôi đã gần 80 - thế hệ “xưa nay hiếm”. Tuổi càng cao, càng chiêm nghiệm, tôi càng kính yêu Bác, càng thấm thía dân tộc ta, Đảng ta thật hạnh phúc có Bác. Ra đi, Người để lại cho đời sau một kho tàng vô giá về tư tưởng, đạo đức, phong cách tuyệt vời.
Kéo dài gần 5 năm, với 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng cấp cao, 500 cuộc họp báo, 1.000 cuộc phỏng vấn, quá trình đàm phán hòa bình đưa đến việc ký Hiệp định Paris 27/1/1973 là một trong những cuộc đàm phán kéo dài nhất lịch sử ngoại giao thế giới.
87 chiếc pháo đài bay Boeing B-52 Stratofortress từ căn cứ không quân Andersen (Guam) cùng 42 B-52 từ căn cứ không quân Hoàng gia Thái Lan U-Tapao gần Sattihip (Thái Lan) đã kéo vào bầu trời Hà Nội đêm 18/12/1972, mở đầu chiến dịch oanh kích kinh hoàng nhất kể từ Thế chiến thứ hai.
Được cán bộ cách mạng đưa cho xem ảnh Bác Hồ giữa đại ngàn Tây nguyên hùng vĩ, chưa hiểu thật nhiều về Bác nhưng trong người phấn chấn hẳn lên. Cô gái Xê-Đăng đã có ngay được niềm tin mãnh liệt, như được truyền thêm lửa của bầu nhiệt huyết để rồi đi đến quyết định là xuống núi theo bộ đội Việt Minh làm cách mạng.
Cách đây tròn 40 năm, ngày 27/1/1973 tại Paris, “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”, gọi tắt là Hiệp định Paris về Việt Nam, đã được ký kết. Hiệp định đã buộc Mỹ phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam.