Tin tổng hợp
Đã 14 năm nay tôi không còn biết tin về ông nhưng ấn tượng sâu đậm về ông thì tôi không thể quên được. Năm 2004, tôi được tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm ba nước Châu Phi là Angiê-ri, Nam Phi và Marốc.
Nhân kỷ niệm 128 năm Ngày sinh và 49 năm Ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội tổ chức tọa đàm “Thế giới hát về Người” với sự tham gia của các khách mời trong nước và quốc tế. Buổi tọa đàm nhằm tưởng nhớ và ca ngợi công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của dân tộc Việt Nam và cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trên thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Khi nói về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - một học trò xuất sắc, một cộng sự thân thiết, gần gũi của Người đã viết, đó là “cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất là người đã khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập, tự do. Đó không phải chỉ là một sự nghiệp chính trị phi thường mà còn là một sự nghiệp văn hóa cao cả. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà văn hóa kiệt xuất vì Người nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất vì bản thân Người là một nhà hoạt động và sáng tạo văn hóa lớn. Hồ Chí Minh là biểu tượng của sự kết hợp hài hòa tinh hoa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TƯ ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7, Khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp, trong đó nêu rõ những nội dung cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công).
Nói về cán bộ và công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, trong công tác cán bộ: “Phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ”; “phải trọng nhân tài”; đồng thời, phê phán việc “ham dùng người bà con, anh em”. Công tác cán bộ gồm nhiều khâu, nhưng đánh giá và sử dụng cán bộ là khâu tiền đề, mang tính quyết định đến hiệu quả và chất lượng của công tác cán bộ.
Cứ mỗi lần Quốc hội Việt Nam tiến hành các kỳ họp để bàn bạc những vấn đề quốc kế dân sinh quan trọng của đất nước thì những đối tượng thù địch, bất mãn lại tung ra chiêu trò công kích đã cũ. Họ cho rằng: Quốc hội không phải là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, mọi việc do Đảng chỉ đạo; Quốc hội thờ ơ với những vấn đề hệ trọng của đất nước… Họ cố tình xuyên tạc, chia rẽ Đảng và Quốc hội, phủ nhận vai trò của Quốc hội, bất chấp thực tế Quốc hội Việt Nam ngày càng hoạt động hiệu quả, nỗ lực hết sức để mọi quyền lực Nhà nước đều của dân, do dân, vì dân…
Dân tộc Việt Nam có thể và có quyền tự hào chia sẻ với các dân tộc, bè bạn quốc tế tư tưởng Hồ Chí Minh. Những tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong nhiều giai đoạn cách mạng Việt Nam như Bản án chế độ thực dân Pháp; Đường Kách mệnh; Cương lĩnh chính trị 1930; bản Tuyên ngôn Độc lập 1945; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Sửa đổi lối làm việc; Con đường dẫn tôi tới chủ nghĩa Lê-nin; Lời kêu gọi “Không có gì quý hơn độc lập tự do” 1966; Di chúc; các bài viết, nói, văn, thơ, báo chí, huấn thị… thể hiện quan điểm, tư tưởng, tầm nhìn vĩ đại, sự đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo.