Tin tổng hợp
Mùa Xuân năm 1948, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng và nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt, tình hình đất nước có nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/3/1948, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị phát động phong trào Thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Chỉ thị xác định: Mục đích thi đua ái quốc là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc chóng thành công. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1948),
Đó là sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác - Lê-nin về xây dựng quân đội kiểu mới - quân đội xã hội chủ nghĩa (XHCN); là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới những kinh nghiệm quý báu về xây dựng quân đội của các triều đại phong kiến trong công cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc ta; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về xây dựng quân đội của các dân tộc tiến bộ trên thế giới, nhất là xây dựng Hồng quân Công nông.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam; người khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay; kiến trúc sư vĩ đại và linh hồn của khối đại đoàn kết dân tộc và Mặt trận Dân tộc thống nhất. Trước lúc đi xa, Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta những di sản vô giá, mà một trong những di sản đó là tư tưởng của Người - tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam.
Ông Gia là người may mắn được Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, vì đã lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân năm 1967.
Vào dịp tháng 5 hằng năm, trong khi nhân dân cả nước ta ai cũng mang trong mình lòng tôn kính và biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, thì vẫn có những tiếng nói lạc loài nhằm phủ nhận công lao của Bác Hồ. Thế nhưng, những chiêu trò bôi nhọ hàm hồ đó tự thân vô giá trị bởi từ lâu, Bác Hồ luôn là biểu tượng niềm tin bất tử của dân tộc Việt Nam.
Có thể thấy, chưa bao giờ cụm từ “chủ nghĩa dân túy” được nhắc nhiều đến như vậy trên chính trường và báo chí thế giới, đặc biệt nhân dịp các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý ở nhiều nước Âu, Mỹ. Ngay ở Châu Á, nơi vốn được xem là “bình lặng” trong “cơn địa chấn dân túy” cũng đã có những chính trị gia đạt đến đỉnh cao quyền lực bằng và thông qua những phát ngôn, hành động dân túy.
Là bậc vĩ nhân thấu lý đạt tình, Người nói với chúng ta: Ở đời, ai cũng là người thường, không có ai là thần thánh cả. Nhân vô thập toàn. Ai cũng có cái hay và cái dở, cái tốt và cái xấu. Do đó, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống thứ giặc nội xâm ẩn nấp trong mỗi con người sẽ có không ít đau đớn ở trong lòng. Phải làm cho cái hay, cái tốt nảy nở như hoa mùa xuân, còn cái dở, cái xấu mất dần đi.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của Bác được cô đọng bằng những dòng Di chúc sâu nặng, thiết tha, bao la chan chứa tình yêu thương con người: “Cuối cùng tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”.