Tin tổng hợp
Sau khi kích động tụ tập, tuần hành, gây rối hòng tạo ra các đợt “biểu tình toàn quốc kéo dài”, điểm nóng bạo loạn bị thất bại, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng hai vấn đề Luật An ninh mạng và xây dựng dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để thực hiện các chiêu trò nham hiểm. Cùng với sự tỉnh táo, rút kinh nghiệm đấu tranh vừa qua, chúng ta cần chủ động, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân, không để những “bàn tay đen” tiếp tục ném đá giấu tay.
Quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta rất cao, nhân dân rất ủng hộ công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhưng tại sao “tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành”? Đó là câu hỏi có tính lịch sử! Thực tiễn những năm vừa qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã từng bước cho chúng ta những câu trả lời.
Thực tiễn xã hội hóa trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam những năm qua cho thấy, việc huy động các nguồn lực tài chính của xã hội cho y tế đã được thực hiện thông qua nhiều hình thức, nhưng sự huy động đó vẫn còn hạn chế. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng nhắc đến cụm từ “xã hội hóa”, nhưng việc huy động những nguồn lực tiềm tàng trong dân thì Người đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm cũng như bài học quý báu.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và lãnh tụ Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám đã xóa bỏ chính quyền phong kiến và thực dân, xây dựng nước Việt Nam độc lập với pháp luật của chế độ dân chủ nhân dân và đạo đức cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, trước hết phải là một nhà nước hợp hiến. Do đó, sau khi giành được chính quyền trong cả nước.
Sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng đã hoàn thành nội dung, chương trình đề ra.
Hội nghị đã nghe Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Vai trò và trách nhiệm của báo chí đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội đã được thừa nhận và khẳng định trong đường lối lãnh đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Với tôn chỉ, mục đích hoạt động đã được hiến định, báo chí nước ta đã đồng hành cùng tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong hơn 90 năm qua, với những đóng góp to lớn. Trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, báo chí đã và đang phát huy vai trò, trách nhiệm quan trọng trong khâu “then chốt” của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
1. Là người đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam, Bác là tấm gương mẫu mực về phong cách làm báo. Người xác định: Văn hóa là một mặt trận, cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Bác cho rằng báo chí cách mạng là vũ khí hàng đầu trên mặt trận văn hoá tư tưởng, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, nhân dân với Đảng. Bác nhận thức rõ tác dụng của báo chí, một lực lượng có sức mạnh to lớn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là người con ưu tú của dân tộc và là một vĩ nhân của thời đại. Người là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trái tim, khối óc của Người luôn dành cho dân tộc Việt Nam cũng như giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới một tình yêu bao la.