Tin tổng hợp
Đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đảng, người học trò xuất sắc, người đồng chí gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực; một nhân cách lớn – một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và liên tục, đồng chí đã hiến trọn trái tim, khối óc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với những giá trị khoa học to lớn, ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là cơ sở, định hướng cho việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
“Một đảng cách mạng muốn thực hiện tốt trọng trách cầm quyền của mình đối với nhà nước và xã hội, thì ngoài việc quan tâm xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thì cần phải chăm lo xây dựng đảng trong sạch về đạo đức. Đây là cái gốc của vấn đề trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Không những vậy, xây dựng Đảng trong sạch về đạo đức còn góp phần làm giàu sức mạnh nội sinh trong Đảng”. Đó là khẳng định của GS, TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, Hội đồng Lý luận Trung ương, khi trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân.
Thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam trong suốt 87 năm qua đã chứng minh rằng sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời chính trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện, thử thách và không ngừng trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm để ngày càng xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ có những mùa Xuân với dấu ấn không thể nào quên; từ những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước đến giai đoạn Người trở về nước lãnh đạo dân tộc Việt Nam làm cuộc cách mạng, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tính từ năm 1942 cho đến khi qua đời năm 1969, hầu như đón Xuân năm nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có thư và thơ chúc mừng năm mới. Theo tư liệu, có 20 bài thơ và 10 bức thư như vậy.
Dân trí là trình độ hiểu biết của nhân dân về văn hóa, khoa học – kỹ thuật, thể chế chính trị, hiến pháp và pháp luật, các chuẩn mực đạo đức và luân lý, v.v. Bởi vậy, dân trí thấp là mảnh đất “màu mỡ” để các thế lực thù địch, phản động lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì thế, nâng cao dân trí để ngăn chặn các hoạt động “diễn biến hòa bình” là vấn đề quan trọng, cấp thiết.
Háo hức chờ đợi, đó là tâm trạng của không ít thế hệ người Việt Nam trong đêm giao thừa khi lắng nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ.