Tin tổng hợp
Đầu năm 1967 Bác về Thái Bình. Ôtô đưa Bác đến bến Triều Dương thì phải sang phà. Mấy đồng chí ở Tỉnh ủy đến đón, một cán bộ định giới thiệu với Bác.
Đặng Văn Cáp còn có tên là Đặng Văn Linh. Ông xuất thân trong một gia đình nho học yêu nước, nhiều đời làm nghề bốc thuốc chữa bệnh, cứu người. Cha ông là Đặng Văn Hữu từng tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp và đã đưa cụ Phan Đình Phùng về nhà mình chữa bệnh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng xây dựng bộ máy các cơ quan tư pháp và xác định đây là cơ quan trọng yếu của chính quyền. Ðối với thiết chế Viện Công tố, sau này là Viện Kiểm sát nhân dân, Bác đã có chỉ đạo rất sâu sát và toàn diện từ việc hoàn thiện mô hình tổ chức, cử nhân sự lãnh đạo cho ngành, đến việc đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với cán bộ kiểm sát.
Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của 15 năm đấu tranh kiên cường bất khuất của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đây chính là cuộc hồi sinh vĩ đại của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc biết tạo thời cơ và biết chớp thời cơ, vùng lên giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.
Với tầm nhìn xa trông rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm thấy được khả năng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, nên từ tháng 5/1954, Người đã có ý định di dời căn cứ từ Tuyên Quang về Thái Nguyên, chuẩn bị tiếp quản Thủ đô. Địa điểm được Người lựa chọn là nơi ở và làm việc đầu tiên và lâu nhất (từ tháng 8 đến tháng 10/1954) là Vai Cầy, xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Từ bài thơ “Gửi Nêru” và những lời nói của Bác Hồ về Nêru, ta có thể rút ra một nhận xét: Trên đời này, trong thế giới này, thấu hiểu nhau như Bác Hồ với Nêru là một trong những điển hình của các đại nhân, nó mãi mãi làm đẹp cho nét văn hóa chung của con người, cho toàn thể nhân loại.
Nói tới một con người mà cả cuộc đời đã để lại ân tình sâu nặng cho nhân dân thì không có một ai khác ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu hỏi: “Ai là người thực hiện cảnh quay quý giá về Ngày Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác... Năm 2012 này, đạo diễn Phạm Kỳ Nam được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) sau khi ông qua đời 28 năm. Trong danh sách các tác phẩm được vinh danh của ông, có tên bộ phim “Ngày Độc lập 2/9/1945” với rất nhiều chuyện bí ẩn.