Tin tổng hợp
Ngôi nhà số nhà 49, nay là số nhà 17 phố Cambacérès, Verrières-le-Buisson là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về Hiệp định Paris.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã kiên cường chống lại nhiều kẻ thù xâm lược lớn mạnh, do điều kiện tương quan so sánh lực lượng đã buộc dân tộc ta ngoài lòng dũng cảm còn phải biết vận dụng các hình thức đấu tranh quân sự, ngoại giao, chính trị. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã vận dụng và kết hợp nhiều hình thức đấu tranh, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp trên các mặt trận, tiêu biểu là giai đoạn 1969 - 1973, đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán Paris phối hợp chặt chẽ đấu tranh trên các chiến trường đã đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh Việt Nam: Đọ sức trên mặt trận ngoại giao, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”.
Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị làm Cố v ấn đặc biệt. Hai ông được coi là “cặp bài trùng” bổ sung và hỗ trợ nhau rất tài tình trong suốt gần 5 năm đàm phán ở Pa-ri. Cả hai đều được coi như là những “bậc thầy” về đàm phán. Họp công khai thì Trưởng đoàn Xuân Thủy là chính, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ ít xuất hiện mà thường chỉ đóng vai trò trong các cuộc họp bí mật.
Chúng tôi tới thăm ngôi nhà số 49, nay là số nhà 17 phố Cambacérès, Verrières-le-Buisson, ngoại ô Thủ đô Paris, Pháp.
Là người làm sử, tôi cứ nghĩ mãi một câu hỏi: Bác Hồ sinh ra từ mảnh đất Nghệ An (1890), lớn lên theo cha vào Huế (1905) rồi đi tiếp về phương Nam, đến thành phố Sài Gòn (1911) để rồi từ đó xuất dương. Bôn ba khắp 5 châu bốn biển, 30 năm sau con người ấy trở về với Tổ quốc từ một cửa ngõ địa đầu phía Bắc (1941).
Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Nhất diễn ra ở Châu Âu và Bắc Mĩ giai đoạn cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 mà xuất phát điểm là ở nước Anh, nhân loại đã bắt đầu nhận thức được sức mạnh thực sự của khoa học, kĩ thuật. Có thể nói, cách mạng công nghiệp là một trong những nguyên nhân cơ bản hình thành lên chủ nghĩa tư bản và các đế quốc hùng mạnh thời bấy giờ. Chính nhờ tàu bè, súng ống mà năm 1858 người Pháp đã nổ phát súng đầu tiên lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho mấy chục năm Pháp thuộc, làm cho nhân dân ta lâm vào cảnh lầm than. Những thành tựu khoa học, kĩ thuật nổi bật của phương Tây thời kì đó là động lực thôi thúc các chí sĩ yêu nước của dân tộc ta như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…và sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh làm ra các cuộc vượt biển lớn, đi tìm con đường giải phóng, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong cuộc đời 79 mùa Xuân của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, có 30 mùa Xuân “Tha hương”, cộng thêm hai mùa Xuân vừa tha hương vừa nằm trong ngục Tưởng Giới Thạch. Trong 30 mùa Xuân cách xa Tổ quốc ấy cũng có hai lần đón Xuân tại nhà tù Víctoria ở Hồng Kông và 5 cái Tết ở trên đất Liên Xô, chỉ có đọc sách mà không được hoạt động nhiều (từ năm 1934 đến năm 1938).
Ai được tiếp xúc với Hồ Chí Minh hầu như đều có ấn tượng mạnh mẽ về sức hút mãnh liệt, sự lôi cuốn và sức thuyết phục lớn lao toát ra từ nhân cách của Người. Tại sao lại như vậy?