Tin tổng hợp
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An trong gia đình nhà nho yêu nước, một địa phương có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm. Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng trong sáng, cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
“Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”
“Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ viết và bàn nhiều về đạo đức cách mạng, và chính Người là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng. Theo Bác, đạo đức như gốc của cây, nguồn của sông, người cách mạng phải có đạo đức làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng, mới lãnh đạo được nhân dân, cũng như sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19-5-2018, của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” cũng khẳng định quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt tám mối quan hệ lớn, trong đó có mối quan hệ “giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh và cụ thể hơn là mối quan hệ “giữa độc lập, tự chủ và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”.
Năm mươi năm về trước (ngày 02-9-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi, để lại nỗi tiếc thương vô hạn đối với đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Trước lúc ra đi, Người để lại Di chúc thiêng liêng, kết tinh trong đó những điều cốt lõi về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.
Sau hơn 30 năm đổi mới, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, ngày 28-9-2018, Bộ Chính trị (Khóa XII) đã ban hành Nghị quyết 33-NQ/TW về “Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia”. Trong đó xác định 5 quan điểm cần quán triệt thực hiện có hiệu quả.