Tin tổng hợp
Trong bài nói chuyện tại Hội nghị quân sự lần thứ năm họp vào tháng 8/1948, Bác Hồ đã nêu ra 6 yếu tố tạo nên đạo đức cách mạng của người cán bộ cộng sản là trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung. Người cán bộ có đủ 6 yếu tố này mới có thể đạt được “nhân hoà” và thực sự có uy tín trước quần chúng để người dân tin yêu, sống chết cùng mình không sợ hiểm nguy, góp phần đưa cách mạng thành công mau chóng và vững chắc.
Trong những buổi lên lớp, chúng tôi mắc thói quen nói dài và lại nói nhiều, kết quả anh em tiếp thu được rất ít. Chúng tôi đang vắt óc tìm một phương pháp giảng dạy mới, hợp với trình độ học viên thì một hôm, Bác gọi chúng tôi lên, nghe Bác phân tích về tình hình thế giới.
Tuyên Quang có địa thế hiểm yếu, phong trào cách mạng vững chắc, nhân dân một lòng đi theo Đảng, đã vinh dự trở thành trung tâm căn cứ địa của cách mạng Việt Nam, là Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và trong 9 năm trường kỳ kháng chiến, Tuyên Quang đã vinh dự và tự hào có nhiều địa điểm được chọn làm nơi ở, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: Làng Sảo, Tân Trào, Lũng Tẩu, Vực Hồ, Kiên Đài, Kim Bình, Kim Quan, Hùng Lợi... Trong đó có địa điểm Bác Hồ đã ở tới ba lần như lán Hang Bòng.
Là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, Bác dành tình thương yêu đặc biệt đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng - thế hệ tương lại của đất nước. Tình cảm thiêng liêng đó không chỉ được thể hiện sâu sắc khi Người còn sống mà thấm nhuần sâu rộng trong nhân dân khi Bác đã đi xa “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng” (Di chúc).
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ - bậc vĩ nhân của nhân loại, lãnh tụ muôn vàn kính yêu của mỗi người dân Việt nên trên nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật đã có nhiều thành tựu thế kỉ về Người từ văn chương, hội họa cho đến điêu khắc, âm nhạc… trong và ngoài nước. Tuy vậy, đề tài Bác Hồ vẫn là một thách thức lớn với người cầm bút. Chỉ xét riêng phạm vi thi đàn hiện đại nước nhà, người cầm bút khó mà vượt qua được những nhà thơ từng được làng Thơ Việt Nam vinh danh viết về Bác như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Minh Huệ, Thu Bồn, Hải Như…
Khi miền Bắc đã giành được độc lập, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chi viện cho miền Nam đánh Mĩ,với cương vị là Chủ tịch Nước,Bác đề ra chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp,"có ăn no thì đánh mới thắng" ,không chỉ quan tâm đến năng suất, sản lượng, Bác còn rất gần gũi nông dân, xem nông dân có những khó khăn gì để cùng các đồng chí lãnh đạo tìm cách khắc phục.
Nhà báo, NSNA Đinh Đăng Định quê ở Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, làng có nghề dát vàng, bạc nổi tiếng và duy nhất trên bán đảo Đông Dương.
Đối phó với các quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật là một khó khăn lớn lúc này mà Đảng ta phải đương đầu. Ở miền Bắc, có tin Tưởng Giới Thạch sẽ đưa vào một số quân rất đông. Căn cứ vào nghị quyết của Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, Thường vụ đã bàn sách lược đối với bọn Tưởng.