Tin tổng hợp
Kể từ sau ngày nước nhà độc lập năm 1945 cho đến cuối thập niên 1960, tất cả các cuộc đàm phán lớn đã triển khai và các Hiệp định được ký kết đều mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với Hội nghị Paris về Việt Nam, Bác đã cùng Bộ Chính trị từng ngày từng giờ theo dõi và chỉ đạo hội nghị. Sau đó, tuy Bác không được chứng kiến việc ký kết Hiệp định, cũng như ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng tư tưởng chỉ đạo và những lời tiên đoán của Bác vẫn là kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh của toàn dân ta đến thắng lợi cuối cùng.
Đàm phán ở Pa-ri, khi cần ta cũng rất “cương” để tỏ thái độ với Mỹ. Nguyên tắc của ta là khi Mỹ tỏ ra hiếu chiến, ngoan cố và bảo thủ lập trường ỷ thế mạnh thì mình cũng phải xử sự lạnh nhạt, kiên quyết theo thế của mình.
“Trên đời có những chân lý không hề đổi thay
Có những con người không khuất phục bao giờ
Có những tên tuổi sống mãi với thời gian
Hồ Chí Minh!”
Ngôi nhà số nhà 49, nay là số nhà 17 phố Cambacérès, Verrières-le-Buisson là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm về Hiệp định Paris.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã kiên cường chống lại nhiều kẻ thù xâm lược lớn mạnh, do điều kiện tương quan so sánh lực lượng đã buộc dân tộc ta ngoài lòng dũng cảm còn phải biết vận dụng các hình thức đấu tranh quân sự, ngoại giao, chính trị. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta đã vận dụng và kết hợp nhiều hình thức đấu tranh, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp trên các mặt trận, tiêu biểu là giai đoạn 1969 - 1973, đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán Paris phối hợp chặt chẽ đấu tranh trên các chiến trường đã đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh Việt Nam: Đọ sức trên mặt trận ngoại giao, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”.
Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Bộ Chính trị làm Cố v ấn đặc biệt. Hai ông được coi là “cặp bài trùng” bổ sung và hỗ trợ nhau rất tài tình trong suốt gần 5 năm đàm phán ở Pa-ri. Cả hai đều được coi như là những “bậc thầy” về đàm phán. Họp công khai thì Trưởng đoàn Xuân Thủy là chính, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ ít xuất hiện mà thường chỉ đóng vai trò trong các cuộc họp bí mật.
Chúng tôi tới thăm ngôi nhà số 49, nay là số nhà 17 phố Cambacérès, Verrières-le-Buisson, ngoại ô Thủ đô Paris, Pháp.
Là người làm sử, tôi cứ nghĩ mãi một câu hỏi: Bác Hồ sinh ra từ mảnh đất Nghệ An (1890), lớn lên theo cha vào Huế (1905) rồi đi tiếp về phương Nam, đến thành phố Sài Gòn (1911) để rồi từ đó xuất dương. Bôn ba khắp 5 châu bốn biển, 30 năm sau con người ấy trở về với Tổ quốc từ một cửa ngõ địa đầu phía Bắc (1941).