183. Ngày 30 tháng 12 năm 1967
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng và nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang Tạ Thị Kiều.
Cùng ngày, Người tiếp và mời cơm vợ cùng hai con của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến thăm Người.183
184. Trước ngày 07 tháng 01 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho 10 cụ già đã nêu gương tốt cho con, cháu noi theo.
- Chu Văn Du, xã Nghi Thu, Nghi Lộc, Nghệ An.
- Hoàng Thị Phúc, xã Nhân Thọ, Quảng Thọ, Quảng Bình.
- Lầu Gia May, dân tộc Mèo (Hmông), bản Huổi Tổng, Nà Noi, Nghệ An.
- Nguyễn Văn Hiến, ở Quảng Bình.
- Cung Quang Tồn, thị xã Cao Bằng.
- Cụ Quyết, xã Đạo Lý, Lý Nhân, Hà Nam.
- Cụ Thanh, xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình.
- Cụ Chừ, xã Quốc Phong, Quảng Hòa, Cao Bằng.
- Đoàn Thị Hòa, thị xã Tuyên Quang.
- Cụ Thích, xã Yên Bình, Lương Sơn, Hòa Bình.184
185. Trước ngày 15 tháng 01 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho chị Nguyễn Thị Bảy, công nhân lái máy kéo, cảng Hải Phòng đã có thành tích xuất sắc trên mặt trận giao thông vận tải.185
186. Trước ngày 22 tháng 01 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho 9 cán bộ, chiến sĩ đã nêu cao tinh thần dũng cảm cứu người, cứu tài sản nhà nước trong các trận oanh tạc của máy bay giặc Mỹ, trong đó có: Nguyễn Thị Sinh, C6, Đội 812 thanh niên xung phong; Phan Thị Bạch Tuyết, y sĩ, bệnh viện T, Quảng Bình; Nguyễn Thị Hiền, nhân viên cửa hàng lương thực.186
187. Trước ngày 22 tháng 02 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho thưởng 9 công nhân và thanh niên xung phong đã nêu gương dũng cảm, góp phần giữ vững mạch máu giao thông vận tải; trong đó có: Nguyễn Thị Sáu, công nhân, đoàn xà lan Công ty vận tải đường sông Hà Nội; Nguyễn Thị Mẽ, thanh niên xung phong Đội 773.187
188. Trước ngày 29 tháng 02 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho cụ bà Hoàng Kiều (gần 60 tuổi) ở Hải Phòng, đã nêu gương sáng trong chiến đấu, sản xuất và công tác.188
189. Thơ tặng 11 cô gái sông Hương
Tháng 2-1968, được tin 11 nữ dân quân tự vệ thành phố Huế đã lập nhiều thành tích trong chiến đấu giải phóng thành phố, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen tặng bốn câu thơ:
“Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường,
Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường.
Bác khen các cháu dân quân gái,
Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương.”
In trong sách Quân khu 4: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 240.189
190. Ngày 08 tháng 3 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho một số phụ nữ xuất sắc của thủ đô Hà Nội trong phong trào “Ba đảm đang”.190
191. Trước ngày 26 tháng 3 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho các nữ thanh niên đã nêu gương sáng trong chiến đấu và sản xuất: Cam Thị Thưng, Nguyễn Thị Bình, dân quân thuộc Gia Lâm, Hà Nội; Phạm Thị Thảo, đội viên dân phòng khối 31, khu Ba Đình, Hà Nội; Trần Thị Liên, tự vệ nhà máy ở Hải Phòng; Nguyễn Thị Nghệ, dân quân ở huyện Lạng Giang, Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang).191
192. Thư khen quân và dân Quảng Bình
Thân ái gửi đồng bào, bộ đội và cán bộ Quảng Bình,
Quảng Bình là tỉnh đầu tiên bắn rơi 100, 200, 300 máy bay Mỹ, nay lại là tỉnh đầu tiên bắn rơi 400 máy bay Mỹ. Quảng Bình cũng dẫn đầu về thành tích bắn chìm, bắn cháy tàu chiến và tàu biệt kích địch.
Ba thứ quân của Quảng Bình đều lớn mạnh. Đặc biệt dân quân, tự vệ, già trẻ, gái trai đã dùng súng bộ binh bắn rơi nhiều máy bay Mỹ (64 chiếc); dân quân gái dùng pháo hai lần bắn cháy tàu chiến Mỹ.
Quảng Bình đã lập được chiến công lớn, lại có thành tích xuất sắc trong mọi công tác phục vụ tiền tuyến.
Các mặt công tác khác đều có nhiều tiến bộ:
- Về sản xuất: Mặc dù địch đánh phá ác liệt, nông nghiệp Quảng Bình đã cố gắng làm tốt, công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp phát triển hơn trước.
- Về giao thông vận tải: Bảo đảm thông suốt và hoàn thành kế hoạch.
- Về văn hóa, y tế: Có 10 vạn học sinh, việc giữ gìn sức khỏe cho nhân dân, cứu chữa người bị thương, việc bảo vệ bà mẹ và trẻ em vẫn làm tốt.
Như vậy là Quảng Bình càng đánh càng thắng, càng đánh càng mạnh.
Bác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi đồng bào, bộ đội và cán bộ Quảng Bình.
Quân và dân Quảng Bình hãy phát huy thắng lợi, ra sức học tập và thi đua với đồng bào miền Nam anh hùng, kiên quyết đánh bại mọi âm mưu và hành động chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp thiêng liêng bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà.
Chào thân ái và quyết thắng
Ngày 9 tháng 4 năm 1968
Bác Hồ
Báo Nhân Dân, số 5112, ngày 10-4-1968.192
193. Trong tháng 4 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho các nữ công nhân đã lập nhiều thành tích trong sản xuất và phục vụ chiến đấu:
- Ngô Thị Mai, công nhân giao thông Nghệ An.
- Phạm Thị Xuy, công nhân ngành hải sản Quảng Bình.
- Trần Thị Uông, công nhân lái xe cảng Hải Phòng.
- Phạm Thị Cúc, công nhân Nhà máy dệt Hà Tây (nay là Hà Nội).
- Nguyễn Thị Phòng, công nhân Nhà máy gỗ Hà Nội.
- Nguyễn Thị Nga, công nhân Nhà máy điện cơ Hà Nội.
- Đặng Thị Hà, Nguyễn Thị Mão, Vũ Thị Ngọc, công nhân Xí nghiệp cảng Hải Phòng.193
194. Ngày 05 tháng 5 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cơm bà cụ thân sinh đồng chí Nguyễn Chí Thanh và chị Cúc (vợ đồng chí Nguyễn Chí Thanh).194
195. Ngày 08 tháng 5 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thập.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp vợ đồng chí Phạm Hùng và cháu nhỏ vào thăm và cùng ăn cơm.195
196. Ngày 09 tháng 5 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp và cùng ăn cơm trưa với Anh hùng Tạ Thị Kiều và dũng sĩ diệt Mỹ Hồ Văn Nên.
Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp chị Cúc (vợ đồng chí Nguyễn Chí Thanh) cùng con nhỏ vào thăm Bác.196
197. Ngày 12 tháng 5 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cơm thân mật cháu Hồng Minh, con gái của hai đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai.197
198. Ngày 18 tháng 5 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nghệ sĩ Linh Nhâm đến chào và thăm sức khỏe của Người.198
199. Trước ngày 20 tháng 5 năm 1968
Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng Huy hiệu của Người cho các nữ công nhân: Vũ Thị Ngọc, Đào Thị Bảy, Đặng Thị Hà, Vũ Thị Định, công nhân cảng Hải Phòng đã dũng cảm, mưu trí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.19
200. Trong tháng 5, khoảng ngày 20-21
Đầu một buổi họp của Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa III, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa cho đồng chí Hồ Thị Bi, cán bộ của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, một bài báo cắt rời và hỏi:
- Cô Bi có biết gì về phụ nữ quê cô không?
Đồng chí Bi thú thật là chưa biết.
Người đề nghị tất cả các đại biểu cùng nghe bài báo viết về tấm gương chiến đấu dũng cảm của một người con gái ở Hóc Môn - Nam Bộ, bị địch bắt, tra tấn hết sức dã man, nhưng nhất định không chịu cung khai. Khi kẻ thù mang bàn chông ra định đóng đinh vào tay chị, chị giơ cao tay đập mạnh xuống bàn chông…
Hồ Thị Bi: “Trái tim của phụ nữ miền Nam hướng về Bác Hồ”, in trong Bác Hồ với miền Nam, miền Nam với Bác Hồ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1986, tr.114.200
Thu Hiền (tổng hợp)
183, 184, 185, 186, 187, 188, 190, 191, 193, 194, 195, 196, 197, 198, 199, 200. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, sđd, tập 10, tr. tr.130-131, tr.139, tr.142, tr.145, Tr.153, tr.153, tr.156, tr.159, tr.169, tr.172, tr.173-174, tr.174-175, tr.177, tr.180, tr.181, tr.183.
189, 192. Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, tập 15, tr.434, tr.446-447