Chỉ mục bài viết

1. Nghị định132/2015/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, có hiệu lực từ 01/7/2016

Cụ thể, theo Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông thủy như sau:

- Không tham gia tìm kiếm, cứu nạn khi có điều khiện hoặc tham gia nhưng không chấp hành hiệu lệnh của chỉ huy trưởng; gây mất trật tự, cản trở việc cứu nạn; lợi dụng tai nạn để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn: Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng thay vì từ 3 - 5 triệu đồng như trước đây.

- Gây tai nạn mà bỏ trốn: Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng thay vì 5 – 7 triệu đồng như trước đây, cùng với việc phạt tiền sẽ tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ chuyên môn từ 03 - 06 tháng đối với người vi phạm.

- Hành khách có thể bị xử phạt 200.000 đồng nếu đi trên phương tiện chở khách ngang sông mà không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang theo dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân.

Nghị định 132/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 93/2013/NĐ-CP

2. Nghị định34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số  điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực từ 01/7/2016

Nghị định này quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luậtvềlập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá tác động của chính sách; soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm phápluật, trừ văn bn quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật; dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu s, tiếng nước ngoài; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm nguồn lực xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

3. Nghị định 35/2016/NĐ-CPngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số  điều của Luật Thú y, có hiệu lực từ 1/7/2016

Nghị định này quy định cụ thể về hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và chế độ, chính sách đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn; kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật; tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật; điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y; điều kiện hành nghề thú y.

4. Nghị định 37/2016/NĐ-CPngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số  điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động, có hiệu lực từ 01/7/2016

Người sử dụng lao động (NSDLĐ) hằng tháng đóng 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Riêng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí thì mức đóng bảo hiểm xã hội là 1% trên mức lương cơ sở. Từ ngày 01/01/2018 Chính phủ sẽ giảm mức đóng nêu trên.

5. Nghị định 38/2016/NĐ-CPngày 15/5/2016 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khí tượng thủy văn, có hiệu lực từ 01/7/2016

Theo đó, có 7 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn gồm:

1- Sân bay; 2- Hồ chứa thủy điện có cửa van điều tiết lũ và hồ chứa thủy điện có dung tích toàn bộ từ 3.000.000 m3 trở lên; hồ chứa thuộc phạm vi điều chỉnh của quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; 3- Cảng biển loại I và loại II; 4- Cầu qua vùng cửa sông ven biển, eo biển, vịnh hoặc các đảo vùng nội thủy có khẩu độ thông thuyền từ 500 m trở lên; 5- Tháp thu phát sóng phát thanh, truyền hình có kết hợp khai thác tham quan, kinh doanh phục vụ khách trên tháp; 6- Cáp treo phục vụ hoạt động tham quan, du lịch; 7- Vườn quốc gia.

6. Nghị định 39/2016/NĐ-CPngày 15/5/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động, có hiệu lực từ 01/7/2016

Theo Nghị định39/2016/NĐ-CPthì người sử dụng lao động phải lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần/năm; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, phải được kiểm tra, đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.

Việc kiểm tra biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc gồm các nội dung sau đây:

- Tình trạng an toàn, vệ sinh lao động của máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc.

- Việc sử dụng, bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; các loại thuốc thiết yếu, phương tiện sơ cứu, cấp cứu tại chỗ.

- Việc quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

- Kiến thức và khả năng của người lao động trong xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.

- Việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.

- Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động, Điều tra tai nạn lao động.

7. Nghị định số 41/2016/NĐ-CPngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, có hiệu lực từ 01/7/2016

Nghị định áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam; cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.

Theo Nghị định, các trường hợp từ chối cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam bao gồm 8 trường hợp.

Nghị định này thay thế Nghị định số 242-HĐBT ngày 05/8/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8. Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, về sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động, có hiệu lực từ 01/7/2016

Trong đó, Nghị định quy định hỗ trợ huấn luyện người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Mức hỗ trợ theo chi phí thực tế của khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng không quá 50% mức lương cơ sở/người/khóa huấn luyện theo quy định của Chính phủ tại thời điểm huấn luyện.

9. Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, có hiệu lực từ 15/7/2016

Nghị định này được ban hành để thực hiện Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội khóa XIII về dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; cải thiện đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.Theo đó, từ ngày 1/5/2016 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng. 

10. Nghị định 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Văn phòng HĐND cấp tỉnh), có hiệu lực từ 15/7/2016

Nghị định này được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao các hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương, đồng thời để triển khai thi hành Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 1097/2015/NQUBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo Nghị định, cơ cấu tổ chức Văn phòng HĐND cấp tỉnh gồm 2 phòng: Phòng Tổng hợp và Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị.

11. Nghị định 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, có hiệu lực 15/7/2016

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Mức phạt tiền cao nhất đối với tổ chức là 80 triệu đồng. Cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

12. Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, có hiệu lực từ 01/7/2016

TheoThông tư 23/2015/TT-BKHCN, thì thiết bị đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Tuổi thiết bị không quá 10 năm.

- Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (TCVN) hoặc phù hợp tiêu chuẩn các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

13. Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 ngày 10/12/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên theo khung thuế suất thuế tài nguyên được quy định tại Điều 7 của Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 71/2014/QH13

Cụ thể:

 Đối với nhóm khoáng sản kim loại:

Sắt (từ 12% lên 14%), Măng-gan (từ 11% lên 14%), Ti-tan (từ 11% lên 18%), vàng (tăng từ 15% lên 17%), đất hiếm (từ 15% lên 18%), bạch kim, bạc, thiếc (từ 10% lên 12%), vonfarm, antimoan (từ 18% lên 20%), chì, kẽm (từ 10% lên 15%)...

Đối với nhóm khoảng sản phi kim loại:

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình (từ 4% lên 7%), đá, sỏi, đá nung vôi và sản xuất xi măng (từ 7% lên 10%), đá hoa trắng (từ 9% lên 15%), cát (từ 11% lên 15%), cát làm thủy tinh (từ 13% lên 15%), kim cương (từ 22% lên 27%)... 

Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp (từ 8% lên 10%).

Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện (từ 4% lên 5%).

Nước dưới đất dùng cho sản xuất nước sạch (từ 3% lên 5%).

Nước dưới đất dùng cho mục đích khác (từ 5% lên 8%).

14. Thông tư 06/2016/TT-BYT ngày 08/3/2016 của Bộ Y tế quy định ghi nhãn thuốc, có hiệu lực từ 01/7/2016

Theo đó, các nội dung phải có tại Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc dành cho người bệnh gồm:

-Tên thuốc.

- Các câu khuyến cáo: "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng", "Để xa tầm tay trẻ em", "Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc".

- Riêng đối với thuốc kê đơn, phải có dòng chữ "Thuốc bán theo đơn" hoặc "Thuốc kê đơn", "Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ"…..

15. Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT ngày 17/5/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tưThông tư quy định chi tiết về các biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội theo Nghị định số96/2015/NĐ-CPngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Doanh nghiệp Thông báo thay đổi nội dung cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường, có hiệu lực từ 01/7/2016

Các biểu mẫu gồm:

- Thông báo chấm dứt cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường.

- Thông báo tiếp nhận viện trợ, tài trợ quy định.

- Thông báo thay đổi nội dung tiếp nhận viện trợ, tài trợ.

- Báo cáo đánh giá tác động xã hội, môi trường.

16. Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ và điều kiện bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân về các chính sách, các điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nghị quyết 1206/2016/NQ-UBTVQH13, có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.

Đối với đại biểu HĐND chuyên trách là cán bộ, công chức nhà nước được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với đại biểu HĐND không chuyên trách đang làm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời gian thực hiện nhiệm vụ được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác theoLuật Tổ chức chính quyền địa phương.

Đại biểu HĐND không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả hưởng lương hưu) hoặc trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ BHXH thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế làm nhiệm vụ đại biểu:

Đại biểu HĐND cấp xã: 0.1 mức lương cơ sở/ngày.

Đại biểu HĐND cấp huyện: 0.12 mức lương cơ sở/ngày.

Đại biểu HĐND cấp tỉnh: 0.14 mức lương cơ sở/ngày.

Ngoài tiền lương, đại biểu còn được hưởng tiền hoạt động phí, các chế độ BHXH, BHYT, được cấp kinh phí tiếp xúc cử tri, giám sát; hỗ trợ công tác phí; khám và chăm sóc sức khỏe; may lễ phục; nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đại biểu do HĐND cấp tỉnh quyết định.

17.Thông tư06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam sửa đổi Thông tư36/2014/TT-NHNNquy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Theo đó, việc xác định giá trị cụ thể của tài sản bảo đảm đối với các khoản bảo lãnh, cam kết phát hành dưới hình thức tín dụng chứng từ phải bảo đảm giá trị tối đa theo nguyên tắc sau:

- 100% số tiền gửi được sử dụng để bảo đảm các Khoản bảo lãnh và cam kết phát hành đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam.

- 95% số tiền gửi được sử dụng để bảo đảm các Khoản bảo lãnh và cam kết phát hành đối với tiền gửi bằng ngoại tệ.

- 95% giá trị theo giá mua vào niêm yết tại trụ sở chính của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sở hữu nhãn hiệu vàng miếng tại thời Điểm cuối ngày liền trước ngày xác định giá trị (trừ vàng miếng không có giá mua vào được niêm yết, vàng khác).

18. Thông tư 203/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán

Theo Thông tư  thì giao dịch ký quỹ chỉ được thực hiện đối với công ty chứng khoán có tối thiểu hai nghiệp vụ môi giới, tự doanh chứng khoán và phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau:

- Không trong tình trạng cảnh báo về tỷ lệ vốn khả dụng theo pháp luật chứng khoán về an toàn tài chính, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản.

- Không có lỗ lũy kế lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ tính theo báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét (nếu có).

Đồng thời Ý kiến kiểm toán tại báo cáo tài chính năm gần nhất phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

- Vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định, đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, trích lập đầy đủ các khoản dự phòng và tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật chứng khoán có liên quan khác.

19. Thông tư11/2016/TT-BTC ngày 19/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 42/2015/NĐ-CPvề chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh, có hiệu lực từ 01/7/2016

Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định42/2015/NĐ-CP.

- Trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định và không có lỗ trong 02 năm gần nhất.

- Tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất trước tháng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh.

- Báo cáo tài chính năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

Đồng thời ý kiến của kiểm toán tại các báo cáo tài chính này phải là chấp nhận toàn bộ, không có ngoại trừ hoặc lưu ý.

20. Thông tư17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Ngân hàng nhà nước Việt Namvề hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng, có hiệu lực từ 01/7/2016

Hồ sơ cấp mã ngân hàng đối với tổ chức tín dụng bao gồm những thông tin sau: 

- Văn bản đề nghị cấp mã ngân hàng theo mẫu Phụ lục 01.

- Bản chụp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Văn bản đề nghị cấp tài khoản quản lý mã ngân hàng trên mạng theo mẫu Phụ lục 04.

* Lưu ý: Quy định này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân.

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập, Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi 01 bộ hồ sơ đến hộp thư điện tử của Cục Công nghệ tin học để được cấp mã ngân hàng.

Còn nữa

Huyền Trang (tổng hợp)

Bài viết khác: