121. Trong Quân đội, khi chiến lược chiến thuật và nhiệm vụ đã quyết định rồi, vị Tổng Tư lệnh không cần nhúng vào những vấn đề lặt vặt. Phải để cho các cấp chỉ huy có quyền "tùy cơ ứng biến", mới có thể phát triển tài năng của họ. Việc gì cấp trên cũng nhúng tay vào, cán bộ cũng như một cái máy, việc gì cũng chờ mệnh lệnh, sinh ra ỷ lại, mất hết sáng kiến.
"Sửa đổi lối làm việc", tháng 10-1947, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.320.
122. Tư cách của chính trị viên có ảnh hưởng rất quan trọng đến bộ đội. Người chính trị viên tốt thì bộ đội ấy tốt. Người chính trị viên không làm tròn nhiệm vụ thì bộ đội ấy không tốt.
… Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn.
"Thư gửi Hội nghị chính trị viên", tháng 3-1948, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.484
123. Chính trị viên phải làm người kiểu mẫu trong mọi việc.
"Thư gửi Hội nghị cán bộ Đảng trong Quân đội lần thứ tư (sau chiến thắng sông Lô), tháng 3-1948, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.485.
124. Từ việc lớn đến việc nhỏ, cán bộ đều phải làm kiểu mẫu. Giữ gìn kỷ luật, học tập kỹ thuật, luyện quân lập công, xung phong hãm trận, thân ái đoàn kết, nói tóm lại, mỗi việc trong bộ đội, cán bộ đều phải làm gương.
"Thư gửi Hội nghị Quân y", tháng 3-1948, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.576.
125. Người cán bộ quân sự, thì luôn luôn học hỏi chính trị và kỹ thuật, chiến thuật. Luôn luôn săn sóc đến tinh thần và vật chất của đội viên. Đoàn kết nội bộ. Giúp đỡ nhân dân. Kiên quyết chấp hành mệnh lệnh trên giao xuống. Khi đánh giặc thì làm cho toàn đội thấm nhuần tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Gặp việc khó khăn thì cố tìm cách giải quyết đúng. Như thế là có tinh thần trách nhiệm.
"Tinh thần trách nhiệm", đăng trên Báo Nhân Dân, số 36, ngày 13-12-1951, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.248-249.
126. Trong Quân đội cách mạng, cán bộ phải làm gương mẫu, phải chăm nom đến đời sống tinh thần, vật chất của chiến sỹ, phải gương mẫu học tập và giữ kỷ luật.
"Nói chuyện với các đại biểu quân đội, thương binh và quân nhân phục viên nhân dịp Tết Đinh Dậu", ngày 29-01-1957, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.491.
127. Tiếp tục học tập nâng cao lập trường, tư tưởng và trình độ kỹ thuật của mình. Kỹ thuật hiện nay càng ngày càng tiến, không gắng học tập thì sẽ lạc hậu. Phải cố gắng xây dựng được nền nếp chính quy trong đơn vị... Quân đội ta nhất định phải tiến từng bước lên chính quy và hiện đại.
“Nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục”, tháng 5-1957, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.588.
128. Quân đội và công an ta hãy cố gắng học tập chính trị và kỹ thuật, ra sức bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn trật tự, an ninh, ra sức tham gia phong trào sản xuất và tiết kiệm.
“Lời chúc năm mới (1958)”, đăng trên Báo Nhân Dân, số 1393, ngày 01-01-1958, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.217.
129. Đảng và Chính phủ giao cho quân đội ta hai nhiệm vụ: 1. Xây dựng quân đội nhân dân ngày càng hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu. 2. Thiết thực tham gia lao động sản xuất để góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là hai nhiệm vụ rất vẻ vang; hai nhiệm vụ đó nhất trí với nhau.
“Bài nói tại Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam”, ngày 05-4-1958, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.378.
130. Bác trao nhiệm vụ cho tất cả các cán bộ, chiến sỹ, công nhân trong Quân đội phải cố gắng tiến bộ hơn nữa để có thể làm tròn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng Quân đội nhân dân tiến lên chính quy và hiện đại.
“Nói chuyện tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua của các cơ sở thuộc Tổng cục Hậu cần”, ngày 19-12-1958, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.584.
131. Trong một trận chiến đấu, thắng là do toàn thể bộ đội, bại là do người chỉ huy. Người chỉ huy biết trông nom bộ đội, cảm thông bộ đội, có kế hoạch đúng và biết tổ chức động viên bộ đội thì sẽ đánh thắng. Người chỉ huy kém thì sẽ thất bại.
"Lời căn dặn Đảng ủy Nhà máy dệt Nam Định", ngày 15-3-1959 theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.5127.
132. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, Quân đội ta cần phải tiến bộ hơn nữa. Toàn thể cán bộ và chiến sỹ cần phải ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hóa, cần phải nâng cao lập trường và tư tưởng của giai cấp công nhân, cần phải nắm vững đường lối quân sự của Đảng, ra sức rèn luyện kỹ thuật và chiến thuật, cần phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, tham gia lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm, cần phải thắt chặt đoàn kết trong nội bộ và đoàn kết với nhân dân, tuyệt đối chấp hành mọi đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ.
… Để lãnh đạo Quân đội tiến bộ không ngừng, các đồng chí cần phải trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn, giản dị, gần gũi quần chúng và gương mẫu về mọi mặt. Dù ở cương vị nào cũng đều phải cố gắng để xứng đáng là người đày tớ trung thành và tận tụy của nhân dân.
"Phát biểu tại lễ phong quân hàm cấp tướng cho một số cán bộ cao cấp trong Quân đội", ngày 01-9-1959, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.272-273.
133. Quân đội của ta tuy có những thành tích ấy nhưng không được tự mãn, không được tự kiêu. Trái lại, cần phải khiêm tốn, cần phải đoàn kết, cần phải thi đua học tập, học tập về chính trị, học tập văn hóa, học tập kỹ thuật. Phải cố gắng như vậy để ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hòa bình.
"Lời phát biểu tại buổi chiêu đãi nhân dịp kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam", ngày 22-12-1959, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.387.
134. Quân đội ta phải ra sức học tập chính trị và kỹ thuật, xây dựng thành một lực lượng ngày càng hùng mạnh, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân ta.
"Ba mươi năm hoạt động của Đảng", đăng trên Báo Nhân Dân, số 2120, ngày 06-01-1960, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.420.
135. Bộ đội phải cố gắng hơn trong học tập quân sự, chính trị, kỹ thuật và trong giúp đỡ đồng bào sản xuất.
"Nói chuyện với đồng bào Thủ đô nhân dịp mừng kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II thắng lợi", ngày 15-7-1960, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.629.
136. Các đồng chí bộ đội, công an và dân quân tự vệ tích cực bảo vệ trật tự, trị an và tham gia lao động sản xuất. Như thế là tốt. Các đồng chí cần phải luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, dựa vào lực lượng nhân dân và phải cố gắng học tập chính trị, văn hóa và nghiệp vụ để tiến bộ mãi.
"Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Bắc Giang", ngày 06-4-1961, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.106-107.
137. Luôn luôn nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và mức hiểu biết về khoa học và kỹ thuật.
Phải giữ gìn kỷ luật một cách rất nghiêm túc.
Nâng cao cảnh giác, giữ gìn bí mật, luôn luôn sẵn sàng đập tan mọi âm mưu nham hiểm của địch.
"Bài nói chuyện tại Đại hội liên hoan chiến sỹ thi đua toàn quân", ngày 11-7-1961, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.156-157.
138. Các đồng chí bộ đội, công an và dân quân cần luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, giữ tốt trật tự, an ninh, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu để đập tan mọi âm mưu địch phá hoại. Cố gắng tham gia sản xuất. Cố gắng học tập chính trị, văn hóa và nghiệp vụ để tiến bộ mãi.
"Bài nói chuyện với cán bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ, ngày 18-8-1962, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.447.
139. Phải xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh bao gồm bộ đội chủ lực mạnh, bộ đội địa phương mạnh, dân quân du kích vững mạnh và rộng khắp. Phải nâng cao hơn nữa chất lượng cả ba thứ quân.
"Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ các lực lượng vũ trang nhân dân" ngày 13-3-1967, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.314.
140. Bộ đội ta, trước hết là cán bộ, phải học tập để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, nâng cao trình độ về mọi mặt, làm cho ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.
… Phải có cách đánh giặc tốt. Trong mỗi lần hoạt động phải rút kinh nghiệm và học tập kinh nghiệm tốt của các cơ quan, đơn vị đánh giỏi, để đơn vị nào cũng đánh giỏi, địa phương nào cũng đánh giỏi.
… Phải có quyết tâm cao để vượt mọi khó khăn làm tròn nhiệm vụ. Quyết tâm phải biến thành hành động dũng cảm, chiến đấu kiên quyết, không sợ hy sinh gian khổ, triệt để chấp hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị, mệnh lệnh, trong bất kỳ tình huống nào cũng phải chỉ huy đơn vị quyết đánh, quyết thắng, cũng phải quản lý đơn vị chặt chẽ, giữ nghiêm lỷ luật, chấp hành tốt mọi chính sách.
"Thư gửi lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp của Quân đội", tháng 5-1969, theo Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.576-577.
Đức Lâm (tổng hợp)
Hết