Tin tức
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lịch sử 49 năm, gần nửa thế kỷ. Cũng đã 45 năm, chúng ta thực hiện năm lời thề trước anh linh của Người trong giờ phút đau đớn vĩnh biệt Người, nguyện làm theo Di chúc của Người. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng cảm nhận đầy đủ hơn sức sống của Di chúc.
Hàng năm, mỗi dịp tháng Bảy về, chúng ta lại thêm bồi hồi, xúc động khi nhớ về những công ơn to lớn của biết bao anh hùng liệt sĩ và thương binh đã hy sinh xương máu để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Để góp phần tri ân, ghi nhớ công lao của các thế hệ đi trước, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã thường xuyên sưu tầm, lưu giữ và trưng bày nhiều kỷ vật thiêng liêng của các anh hùng liệt sĩ và thương binh. Một trong những hiện vật quý báu đó có chiếc áo của Bác Hồ tặng Trường Thương binh hỏng mắt.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp đã trở lại xâm lược nước ta. Với ý chí kiên cường, bất khuất “Thà hy sinh chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, quân và dân ta đã một lòng anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược. Trong những tháng năm đầu của cuộc kháng chiến quyết liệt, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống hoặc đổ máu trên các chiến trường.
Ông là cố Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt nam, Thương binh hạng đặc biệt Trần Công Nhuận. Sớm có lòng yêu nước từ khi còn đang đi học, ông đã tham gia chiến sỹ tự vệ thành phố Hải Phòng ngay những ngày đầu toàn quốc kháng chiến. Sau nhiều năm lăn lộn trên các chiến trường, ông được chuyển về làm đốc công một công binh Xưởng sản xuất vũ khí của Quân đội.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy gian khổ, hy sinh, nhưng cũng vô cùng oanh liệt và hết sức hào hùng của quân và dân ta, biết bao địa danh, bao trận chiến, bao sự kiện đã đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc như những dấu son chói lọi về chiến công, về tinh thần bất khuất, về ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh năm 1968 và Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào năm 1971 là một trong những chiến thắng ghi dấu ấn lịch sử như vậy.
Từ ngày 6 đến 10-7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ. Đây là chuyến thăm nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện mà Chính phủ hai bên đã thống nhất trước đó.
Là người yêu thích và am hiểu văn hoá nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm tới bảo tồn, phát triển văn hoá, nghệ thuật dân tộc mà còn giành nhiều tình cảm đối với những đơn vị, những người làm công tác văn hoá, văn nghệ. Một trong những đơn vị nghệ thuật được Bác quan tâm, chăm sóc đặc biệt là Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (nay là Đoàn Ca múa Quân đội).
Chiến tranh đã đi qua, đất nước và con người Việt Nam đang sống trong hòa bình, độc lập, tự chủ, vững bước đi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì khỏa lấp được.
Nằm dưới chân Đèo Ngang, làng 19 tháng 5, xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) là vùng quê kiên cường trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Đất nước hòa bình, thống nhất, người dân làng 19 tháng 5 phát huy tính tự lực tự cường, dám nghĩ dám làm để góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh, xứng đáng với tên làng.
Trước tình hình mới của cách mạng, tháng 12 - 1958, dưới bút danh Trần Lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm Ðạo đức cách mạng. Tác phẩm được in lần đầu trên Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), sau đó được Nhà xuất bản Sự thật (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ngày nay) in thành sách và phát hành ngay trong tháng 12 - 1958.
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và thế giới, ở trong nước cũng như ngoài nước xuất hiện nhiều tư tưởng lo lắng, quan ngại. Trong khi đại đa số ý kiến ủng hộ phương thức đấu tranh hòa bình đúng đắn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, thì cũng có một số người lợi dụng tình hình ấy để bày tỏ “lòng trung thành với tâm nguyện vì dân vì nước” rồi cho rằng: “Không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi”(!).
Bác Hồ đã đi xa nhưng kỷ niệm những lần gặp Người vẫn còn nguyên vẹn trong trí nhớ của đảng viên, cựu chiến binh Lê Hữu Dơng, xã Bù Nho (Bù Gia Mập). Những ký ức cùng với lời dạy của Bác luôn được ông Dơng trân trọng và làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình.