Tin tức
Đối với riêng tôi, những năm tháng ngồi ghế nhà trường luôn là một cuốn phim với nhiều hình ảnh sống động và khó quên nhất của cuộc đời. Những “tập phim” mà đôi lúc ngồi nhớ lại, tôi cảm thấy sao mà trân trọng và quý giá vô cùng. Hiện trong cuốn phim mà tôi còn lưu giữ luôn có hình ảnh của Bác.
Nâng niu bức ảnh ghi lại thời khắc Tổng thống chính quyền Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện (30-4-1975), chấm dứt cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 21 năm, cựu chiến binh (CCB) Trịnh Ngọc Ước, nguyên cán bộ chính trị Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 (Quân đoàn 2), tâm sự: “Tôi vinh dự có mặt trong thời khắc lịch sử của dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác binh - địch vận (BĐV) có vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân. Điều này thể hiện rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (1-1959) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II đã xác định: “Đảng phải xúc tiến đặc biệt công tác binh vận, kiên trì, bí mật và khéo léo đi sâu tranh thủ được binh lính đồng tình với cách mạng xây dựng khối công nông binh liên hiệp…”.
Khu Di tích Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, cách thành phố Cao Bằng 56km về phía Tây, đây là nơi ở và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm 1941- 1945, chính vì tầm quan trọng của Khu Di tích, Pác Bó đã được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó.
Sinh thời, bằng tất cả sự quan tâm và trách nhiệm của người lãnh tụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo nhắc nhở cán bộ, đảng viên, các tổ chức cơ sở đảng và các cấp lãnh đạo phải luôn gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Người coi đây là nguyên tắc chỉ đạo hoạt động có tính sống còn của Đảng.
Sau 4 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TƯ của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các cấp ủy đảng, chính quyền thành phố Hà Nội đã tạo nên sức lan tỏa và hiệu quả của nhiều mô hình học tập làm theo tư tưởng đạo đức, tác phong, phong cách Hồ Chí Minh.
Chuyên trang Giáo dục và Thảo luận của Tạp chí Tổng hợp Mỹ Latinh mới đây đã ra số đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Người (19/5/1890 - 19/5/2015).
Chỉ tính riêng từ tháng 6-1967 đến 3-1973, Nhà tù Phú Quốc do Mỹ - Ngụy quản lý đã giam giữ khoảng 40.000 chiến sĩ cách mạng. Trong đó, 4000 người đã chết, hàng chục nghìn người bị tàn phế và từng được mệnh danh là “Địa ngục trần gian”. Thế nhưng, vượt lên những đòn tra tấn tàn khốc, những chiến sĩ cộng sản nơi đây đã xây dựng được một tổ chức Đảng rộng khắp, lãnh đạo phong trào đấu tranh chống lại kẻ thù.
Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Có hiệu lực từ ngày 01/4/2015.
Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, người khai sinh ra nền thể dục, thể thao cách mạng ở nước ta ngay từ những ngày đầu chính quyền nhân dân còn trong trứng nước với tâm niệm phát triển văn hóa giáo dục, y tế, thể dục thể thao là những biểu hiện sinh động cho bộ mặt của đất nước, trình độ văn minh của một quốc gia và tính ưu việt của một chế độ xã hội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn trong Di chúc: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng,làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn đến mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào thế giới người hiền được 45 năm, nhưng Người đã để lại cho con cháu muôn đời sau một di sản tinh thần vô giá. Đó là những lời dạy bảo, những lời căn dặn Người dành cho các thế hệ, các tầng lớp trong xã hội về: Đạo đức, lối sống, tư tưởng văn hóa, tác phong nghề nghiệp…