Tin tức
Ngày 25-10-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với cán bộ, học viên, chiến sĩ, công nhân viên Trường Luân huấn Chính trị Trung cấp Quân đội (tiền thân của Học viện Chính trị) tại An toàn khu Định Hóa, Thái Nguyên. Những lời căn dặn và yêu cầu của Bác về đẩy mạnh cuộc kháng chiến, về “học tập chính trị và quân sự” đặt ra yêu cầu quan trọng, cấp bách đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT).
Năm 1965, Quân đội Mỹ đổ bộ ồ ạt vào miền Nam nước ta. Không quân Mỹ đánh phá ác liệt cả ngày, cả đêm ở nhiều vùng đông dân trên miền Bắc. Nhân dân ta đứng trước một thử thách vô cùng lớn lao - cuộc chiến tranh với một siêu cường. Giữa lúc này, Bác Hồ bị một cơn bệnh ngặt nghèo!
1. Trong 70 năm qua, Quân đội ta luôn thực hiện tốt tư tưởng của Bác Hồ: “Giúp bạn là tự giúp mình”, đường lối chính trị, quan điểm đối ngoại của Đảng ta “Đông Dương là một chiến trường”, “Thực hiện tốt nhiệm vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế”.
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin trích giới thiệu phần 4 trong cuốn sách “Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp” (NXB Chính trị quốc gia – Sự thật 2006) viết về người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam với tiêu đề: Chân dung một danh tướng – Cây đại thụ rợp bóng nhân văn.
"Toàn dân đoàn kết" và "khéo dùng chiến thuật du kích" là hai điều cần để “đánh giặc xâm lấn nước ta” trong bài viết của Hồ Chí Minh, ký bút danh B.V, đăng trên tờ Việt Nam Độc lập, số 160 tại Cao Bằng - Bắc Kạn, ngày 1-5-1943.
Trước khi Mỹ mở chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II (Linebacker II) tấn công ra miền Bắc năm 1972, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo ta lúc đó đã sớm dự đoán được âm mưu này của địch nên đã chuẩn bị kỹ lưỡng các giải pháp cả trên chiến trường và “mặt trận” ngoại giao đang diễn ra ở Pa-ri.
Trong lịch sử lâu dài của dân tộc ta, dựng nước và giữ nước là truyền thống của các thế hệ người Việt Nam yêu nước. Khi đất nước có chiến tranh thì mỗi người dân là một người lính sẵn sàng xả thân bảo vệ Tổ quốc, khi có hòa bình thì chung lưng đấu sức giữ gìn, chủ quyền lãnh thổ và xây dựng nên non sông gấm vóc tươi đẹp. Ðó là chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta.
Trong hai năm (1992-1994), Ban Liên lạc Việt Nam Giải phóng quân đã cùng một số cơ quan phối hợp xác minh danh sách 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Một trong những hoạt động yêu nước đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sử dụng phương tiện báo chí đại chúng, Người trở thành một nhà báo kiệt xuất và sáng lập ra tờ Thanh Niên, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam, đồng thời Người cũng là một cây bút chiến sĩ đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng thế giới với hàng trăm bài viết cho các chuyên san, tạp chí, báo bằng các thứ tiếng Pháp, Trung, Nga, Anh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của Bác mặc dù bận trăm công nghìn việc của đất nước nhưng Bác vẫn thường xuyên quan tâm chăm sóc và giành tình thương yêu tới nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Ngay từ những ngày đầu cách mạng Bác đã gửi thư khen đồng bào: "Từ nay về sau các dân tộc đã đoàn kết càng đoàn kết hơn, đã phấn đấu càng phấn đấu hơn nữa, để giữ gìn độc lập cho vững vàng, xây dựng một nước Việt Nam mới giàu mạnh, ấm no và hạnh phúc".
Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Đội đã tuyên thệ Mười lời thề danh dự. Trong đó: “Xin thề: Hết sức ái hộ các bạn chiến đấu, trong đội cũng như ái hộ bản thân, hết lòng giúp nhau trong lúc thường cũng như lúc ra trận”(1).
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”.