Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cách đây 66 năm, ngày 20-11-1946, trên Báo Cứu quốc số 411, Bác Hồ đã viết bài “Tìm người tài đức”. Bài báo khẳng định: “Nhà nước cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài”.
Trên Báo Nhân Dân số 149 từ ngày 21 đến 25-11-1953, với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài: “Anh hùng giả và anh hùng thật”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa, nhưng Người để lại cho chúng ta những di sản tinh thần to lớn, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng về thực hành tiết kiệm và phòng chống tham ô, lãng phí.
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, từ bài giảng đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh(1) đến bản Di chúc cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức là “cái gốc” của người cách mạng.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng mãi mãi là một Đảng đạo đức và văn minh. Với Người, xây dựng và chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ vừa có tính cấp bách, vừa có tính thường xuyên của Đảng cầm quyền.
Ngày 18 tháng 1 năm 1946, mới 5 tháng sau ngày 19 tháng 8, nhân dân ta giành được chính quyền ở Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu đi kiểm tra công tác “giác ngộ” những người lầm lỗi ở nhà giam Hỏa Lò và ở Nha Công an.
Được cấp trên cho biết Bác Hồ sẽ về thăm Hợp tác xã cấp cao Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, lãnh đạo Đảng, chính quyền và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã đều lo toan chuẩn bị. Nào là bố trí làm tổng vệ sinh khu vực làm việc của Đảng ủy, ủy ban và trụ sở Hợp tác xã. Cuộc họp lãnh đạo nhất trí là phải thông báo cho dân biết tin này để cùng chuẩn bị đón Bác. Thế là Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã phân công cán bộ đến từng nhà dân ở gần trụ sở ủy ban và gần nơi đón Bác. Những nhà gần đó đều được xã cử thanh niên đến sửa soạn lại trong nhà sao cho ngăn nắp. Có 4 gia đình ở gần hội trường nhất thì cho người mượn thêm tủ, bàn ghế sang trọng ở những nhà khác xa hơn đưa đến đặt vào, để khi Bác đến sẽ thấy đời sống của dân ở đây khấm khá thật.
Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức. Bác đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hàng ngày.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giữ bí mật của Nhà nước là một bộ phận trong cuộc đấu tranh với địch”, “Cũng như mọi công việc khác, việc phòng gian bảo mật cần phải dựa vào lòng yêu nước và lực lượng của nhân dân. Chúng ta phải tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu thấu, để nhân dân giúp sức vào công việc này”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng ta luôn nhấn mạnh vai trò của việc quán triệt và thực hiện có hiệu quả nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng. Người coi tự phê bình và phê bình là “vũ khí sắc bén”, là “thang thuốc đặc trị” những căn bệnh nguy hiểm mà một số cán bộ, đảng viên mắc phải như tham ô, lãng phí, quan liêu