Tin tổng hợp
Pháo còn, nhưng chiến sĩ Tô Vĩnh Diện đã hy sinh. Trước khi mất, anh còn gắng gượng hỏi: “Pháo có sao không hả các đồng chí?”.
Chiều 7/5/1954, Tướng Đờ Cát đầu hàng, đặt dấu chấm hết cho sự xâm lược của Pháp trên đất nước Việt Nam. Nhưng ít ai biết, có một trận đánh không kém phần ác liệt đã diễn ra sau khi trung tâm Mường Thanh thất thủ.
Chuyến xe cuối cùng của Hoàng Tư ở Điện Biên Phủ là chuyến xe chở Tướng Đờ-cát về Tuyên Quang, giao cho Cục Chính trị. Đó cũng là chuyến xe đặc biệt nhất của ông - chuyến xe chở thất bại của quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương.
Ông Trần Thịnh Tần năm nay 83 tuổi. Ông bước chân vào cuộc kháng chiến chống Pháp từ những ngày đầu tiên của tuổi 20. Sau Chiến dịch Hòa Bình, ông lên Điện Biên Phủ, tham gia vào trận đánh lớn lịch sử khi làm việc ở Tổng cục Cung cấp (sau này là Tổng cục Hậu cần, trực thuộc Bộ Quốc phòng).
Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954, mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, là thắng lợi vĩ đại của lực lượng vũ trang và nhân dân ta. Đây là chiến thắng của sự phối hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng trên quy mô cả nước.
Trong những ngày tháng tham gia trong Đội Thanh niên xung phong phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Huyền dù bị thương nặng vẫn lao lên phá bom, cứu đoàn xe chở đạn pháo trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hay từng gồng gánh gà, lợn trên vai để dành cho những anh em bị ốm, sức khỏe yếu.
Ở tuổi 79, Đại tá Hoàng Đăng Vinh - người trực tiếp được lệnh vào bắt Tướng De Castries trong trận cuối cùng của Chiến dịch Điện Biên Phủ - vẫn khỏe mạnh, mực thước và minh mẫn.
Là một trong những người giữ trọng trách trong văn nghệ, cha tôi, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã không ít lần được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp.